14/08/2020 19:38 GMT+7

Hàng loạt 'ông lớn' VNPT, Mobifone, Argibank... vẫn chưa thể cổ phần hóa

L.THANH
L.THANH

TTO - Đó là các doanh nghiệp được Bộ Tài chính điểm tên gồm VNPT, Mobifone, Argibank, Vinacomin, Vinafood 1… Các đơn vị này đến nay vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để xác định giá trị doanh nghiệp.

Hàng loạt ông lớn VNPT, Mobifone, Argibank... vẫn chưa thể cổ phần hóa - Ảnh 1.

Trụ trở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chiều 14-8, Bộ Tài chính cho biết theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020, cả nước phải hoàn thành cổ phần hóa 128 doanh nghiệp.

Trong đó, riêng năm 2020, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, Thủ tướng yêu cầu buộc 93 doanh nghiệp phải cổ phần hóa gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (Vinacomin), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1)...

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 7 năm nay, chỉ 37 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Tiến độ cổ phần hóa hiện còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Cụ thể, theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong 7 tháng đầu năm 2020, đơn vị này nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 6 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo quyết định số 26 năm 2019 của Thủ tướng.

Tính lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 7-2020, cả nước đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp trên 443,5 nghìn tỉ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là trên 207,1 nghìn tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong 177 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Như vậy, số doanh nghiệp được cổ phần hóa mới chỉ đạt 28% kế hoạch. Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch từ nay đến hết năm 2020 là 91 doanh nghiệp.

"Tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm. Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 gồm TP Hà Nội, TP.HCM, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng" - Bộ Tài chính thông tin.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quy mô lớn như VNPT, Mobifone, Argibank, Tập đoàn hóa chất VN, Vinacomin, Vinafood 1… hiện vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để có thể tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.

Như vậy, các doanh nghiệp này chưa thể thực hiện cổ phần hóa trong năm nay như Thủ tướng giao.

Còn về tình hình thoái vốn, trong 7 tháng đầu năm 2020, có 10 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn với giá trị 260 tỉ đồng, thu về 678 tỉ đồng. Còn các tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 601 tỉ đồng, thu về 1.110 tỉ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 7-2020 là 25,63 nghìn tỉ đồng, thu về trên 172,8 nghìn tỉ đồng.

Theo nhận định của Cục Tài chính doanh nghiệp, việc triển khai thoái vốn nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng còn chậm.

Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần; TP Hà Nội còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp.

Một trong những nguyên nhân khiến thoái vốn chậm là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chưa nghiêm túc, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện; chưa chủ động theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập.

"Còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn vướng mắc để chậm hoặc không thực hiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn" - Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Tại quyết định 26 năm 2019 của Thủ tướng phê duyệt danh mục cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, Agribank, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN, Tổng công ty Lương thực miền Bắc thực hiện cổ phần hóa. Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên.

Còn Tổng công ty Cà phê VN, Tổng công ty Ximăng VN, MobiFone, VNPT, Tập đoàn Hóa chất VN… thực hiện cổ phần hóa và Nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.

Có tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi cổ phần hoá

TTO - Vẫn còn tư tưởng chậm đổi mới, ngại đổi mới đặc biệt nhiều lĩnh vực có tỉ suất sinh lời cao khiến cho việc cổ phần hoá, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn chậm trễ, chưa đạt được kế hoạch.

L.THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Hàng loạt dự án ngàn tỉ do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Hãng tin Reuters tường thuật Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã bắt đầu cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva, Thụy Sĩ vào đầu ngày 10-5 theo giờ địa phương.

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Thương mại Trung Quốc vẫn tăng giữa áp lực thuế quan, Mỹ chật vật nhập hàng

Trung Quốc đưa số liệu cho thấy vẫn duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm nay nhờ Đông Nam Á. Trong khi đó, Mỹ đối mặt giá tiêu dùng tăng vọt và chuỗi cung ứng gián đoạn vì thuế quan cao.

Thương mại Trung Quốc vẫn tăng giữa áp lực thuế quan, Mỹ chật vật nhập hàng

Doanh nghiệp Việt tìm cách 'mở khóa' thị trường Mỹ

Các chuyên gia cho rằng thuế quan của Mỹ không chỉ là cú sốc, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp Việt nhìn lại chiến lược phát triển và tái cấu trúc toàn diện, từ đó phát triển bền vững hơn trong dài hạn.

Doanh nghiệp Việt tìm cách 'mở khóa' thị trường Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar