05/11/2018 15:48 GMT+7

Hàn Quốc - Triều Tiên khảo sát đường thủy dọc biên giới

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Seoul và Bình Nhưỡng hôm nay 5-11 bắt đầu một cuộc khảo sát chung tuyến đường thủy dọc theo biên giới phía tây của hai nước để sử dụng chung khu vực cửa sông Hán và sông Imjin.

Hàn Quốc - Triều Tiên khảo sát đường thủy dọc biên giới - Ảnh 1.

Bản đồ cửa sông Hán mà chính phủ Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý sử dụng chung - Ảnh: Yonhap

Theo hiệp định quân sự ký kết hồi tháng 9 giữa hai nước, Hàn Quốc và Triều tiên sẽ khảo sát tuyến đường trên cho đến hết năm nay để đảm bảo sự an toàn của các cửa sông vốn bị hạn chế dân sự trước đây do căng thẳng giữa hai miền.

Sau khi kết thúc khảo sát, như Yonhap đưa tin, các cửa sông trên sẽ được sử dụng cho du lịch, bảo vệ sinh thái và khai thác trầm tích sông.

"Khảo sát chung tại cửa sông Hán là một biện pháp được tiến hành lần đầu tiên kể từ Hiệp ước Đình chiến năm 1953. Do không có ranh giới quân sự tại cửa sông nên có khả năng cao xảy ra các cuộc đụng độ bất ngờ ở đó. Tuy nhiên thông qua biện pháp này, cửa sông sẽ trở thành một địa điểm an toàn", Bộ Quốc phòng Hàn Quốc giải thích.

Đội khảo sát có 20 người, bao gồm 10 người của mỗi nước từ các chuyên gia đường thủy đến các quan chức chính quyền về hàng hải và quân đội. Các thành viên của đội khảo sát chung không trang bị vũ khí và bị cấm thể hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào trong suốt hành trình.

Phía Hàn Quốc triển khai 6 tàu cho cuộc khảo sát chung. Những con tàu này sử dụng chương trình âm thanh để đo độ sâu của các khu vực tại cửa sông và lập thông số an toàn cho tàu bè di chuyển qua lại khu vực này.

Sau khi kết thúc hành trình dọc hai cửa sông Hán và Imjin, đội khảo sát sẽ vẽ bản đồ hàng hải của khu vực này và trình lên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vào tháng 1-2019.

Tuyến đường thủy dài 70km dọc biên giới hai nước mà Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý đưa vào sử dụng chung có diện tích khoảng 280km2.

"Sau khi vẽ bản đồ khu vực dựa trên thông tin của cuộc khảo sát, chúng tôi có thể xác định kích thước tàu phù hợp cho tuyến đường hàng hải ở vùng nước này", tổng giám đốc Cục Hải dương và thủy văn học Triều Tiên Lee Dong Jae nói với các phóng viên.

"Đây là một cuộc khảo sát căn bản về an toàn hàng hải được tham vấn với Bộ Tư lệnh LHQ. Do đó không liên quan gì đến các biện pháp trừng phạt của LHQ", ông Lee thông tin thêm.

Theo hiệp ước giữa hai miền, người dân và tàu bè muốn đi qua các khu vực trên phải báo trước một ngày với các quan chức quân sự. Từ tháng 4 đến tháng 9 người dân sẽ được phép di chuyển tại các cửa sông từ 7h-19h hàng ngày và từ 8h-18h trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm.

Trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2007, Seoul và Bình Nhưỡng đã đồng ý một loạt dự án thông qua việc sử dụng chung các cửa sông trên. Tuy nhiên các dự án ấy không được hiện thực hóa do căng thẳng giữa hai nước.

Cuộc khảo sát chung là một bước đi khác của chính phủ hai miền để thi hành thỏa thuận quân sự đã được bộ trưởng quốc phòng hai nước ký kết sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9.

Để hạ nhiệt căng thẳng và tránh các cuộc đụng độ, thỏa thuận trên còn bao gồm một loạt biện pháp xây dựng lòng tin khác và các kế hoạch kiểm soát vũ khí như phi vũ trang khu An ninh chung tại Khu vực phi quân sự và bỏ một số chốt canh gác.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar