25/09/2019 07:05 GMT+7

Hàn Quốc muốn bỏ khu phi quân sự chia cắt liên Triều

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Khu phi quân sự chạy dọc biên giới liên Triều nên được bỏ đi và thay bằng "khu vực hòa bình quốc tế", một ý tưởng được đích thân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đưa ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA).

Hàn Quốc muốn bỏ khu phi quân sự chia cắt liên Triều - Ảnh 1.

Khu vực An ninh chung nằm bên trong khu phi quân sự liên Triều nhìn từ phía Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS

Ông Moon hiện đang tham dự cuộc họp thường niên của UNGA tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ).

Trong bài phát biểu trước đại diện của hơn 193 thành viên ngày 24-9, nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhấn mạnh ý tưởng thành lập "khu vực hòa bình quốc tế" thay cho khu phi quân sự sẽ đem lại nhiều lợi ích.

"Việc thành lập một khu vực hòa bình quốc tế sẽ mang lại sự đảm bảo về mặt thể chế và thực tế cho an ninh của Triều Tiên nhưng cùng đồng nghĩa sẽ giúp Hàn Quốc có được một nền hòa bình vĩnh viễn", tổng thống Hàn Quốc lập luận.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc hi vọng dải đất chỉ rộng khoảng 4km và dài 250km dọc theo biên giới này sẽ trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các nỗ lực phi hạt nhân hóa trên thế giới, trở thành nơi đặt văn phòng của các cơ quan giải quyết xung đột quốc tế.

"Một khi khu phi quân sự chia cắt bán đảo Triều Tiên bị bãi bỏ và trở thành khu vực hòa bình, bán đảo Triều Tiên sẽ trở thành cầu nối giữa lục địa và đại dương, cầu nối cho hòa bình và thịnh vượng", Tổng thống Moon lạc quan trong tương lai khu vực này sẽ được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Thách thức lớn nhất, theo ông Moon, là việc rà phá bom mìn được chôn dọc theo khu phi quân sự. Trong các nỗ lực giảm căng thẳng và cải thiện quan hệ liên Triều, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý sẽ không triển khai vũ khí trong khu vực An ninh chung thuộc khu phi quân sự.

Tổng thống Moon, một người có khuynh hướng thiên tả, đã thúc đẩy các cuộc đối thoại với Triều Tiên kể từ khi nhậm chức. Thành tựu nổi bật nhất là việc ông Moon đã trung gian giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau.

Mặc dù vậy, các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn đang trong thế bế tắc. Bình Nhưỡng đã kêu gọi tái khởi động một vòng đàm phán mới với Washington vào cuối tháng này nhưng vẫn chưa chốt thời gian và địa điểm.

Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Moon tại Mỹ ngày 23-9, ông Trump cam kết sẽ không gia tăng áp lực lên Triều Tiên bằng các lệnh trừng phạt mới.

Tổng thống Mỹ muốn gặp lại lãnh đạo Triều Tiên

TTO - Ông Donald Trump cho biết ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để khôi phục cuộc đàm phán hạt nhân vào cuối năm nay.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Sáng 15-5, Thái Lan chấn động khi lại phát hiện một sư trụ trì 69 tuổi biển thủ hơn 300 triệu baht (hơn 233 tỉ đồng) từ tiền công đức của chùa để đánh bạc trực tuyến.

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Ông Putin chỉ trích phán quyết về vụ bắn rơi máy bay MH17 của ICAO

Ngày 14-5, ông Putin đã chỉ trích cuộc điều tra của Liên hợp quốc về vụ máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine hôm 17-7-2014, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Ông Putin chỉ trích phán quyết về vụ bắn rơi máy bay MH17 của ICAO

Ông Zelensky và lãnh đạo các nước quyết đưa ông Putin đến bàn đàm phán

Trước thông tin danh sách tham gia đàm phán không có ông Putin, Tổng thống Zelensky và lãnh đạo các nước đã 'đồng thanh' kêu gọi ông xuất hiện, đồng thời khẳng định hòa bình không thể xây dựng từ khoảng cách.

Ông Zelensky và lãnh đạo các nước quyết đưa ông Putin đến bàn đàm phán

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nhận định việc ông Putin cử một phái đoàn cấp thấp tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine '"giống như một cái tát vào mặt".

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Truyền thông Nga cho biết phía Nga đã điều chiếc Su-35 này đến Estonia để ngăn chặn việc bắt giữ một tàu chở dầu thuộc 'hạm đội bóng tối'.

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua

Quân đội Indonesia thông báo đã giết chết 18 thành viên của nhóm vũ trang ly khai trong một chiến dịch ở vùng núi Papua, khu vực thường xuyên xảy ra xung đột giữa quân đội và lực lượng đòi độc lập.

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar