11/10/2022 22:35 GMT+7

Hai vầng trăng khuyết, ghép lại cho tròn, hạnh phúc viên mãn

NGUYỄN HIỀN
NGUYỄN HIỀN

TTO - Khóc rồi cười, cười rồi lại khóc là cảm xúc của những khán giả có mặt tại chương trình giao lưu “Hạnh phúc vợ chồng người khuyết tật năm 2022”.

Hai vầng trăng khuyết, ghép lại cho tròn, hạnh phúc viên mãn - Ảnh 1.

Vợ chồng anh Bảo - chị Thu chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của mình đến với chương trình - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Với chủ đề "Hạnh phúc vầng trăng khuyết", chương trình năm nay đưa người xem đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác, nhưng cuối cùng đó là cảm giác hạnh phúc và tràn đầy năng lượng tích cực.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Trọng Đàm - chủ tịch T.Ư Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam - chia sẻ: "Những câu chuyện xúc động, chân thực của các đại biểu, những tiết mục văn nghệ do chính người khuyết tật thể hiện là minh chứng sinh động cho thấy người khuyết tật có thể làm được nhiều việc như người lành lặn.

Họ có thể kết hôn, sinh con, chăm sóc gia đình như bao người khác. Tình yêu, hôn nhân không chỉ là quyền của người khuyết tật mà còn là sức mạnh, là nguồn lực, là điểm tựa giúp họ phát huy nội lực, khẳng định giá trị bản thân, hòa nhập vào cộng đồng, đóng góp cho gia đình và xã hội".

Hai vầng trăng khuyết, ghép lại cho tròn, hạnh phúc viên mãn - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Trọng Đàm phát biểu khai mạc chương trình "Hạnh phúc vợ chồng người khuyết tật" năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Với chủ đề "Hạnh phúc vầng trăng khuyết", chương trình năm nay có sự tham gia của 35 cặp vợ chồng khuyết tật đến từ 33 tỉnh, thành phố trên cả nước do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi phát hiện và lựa chọn.

Bản thân là người khiếm thị, khi đến với vợ mình, anh Nguyễn Năng Bính (Bắc Ninh) chia sẻ rào cản lớn nhất trong tình yêu của anh không phải là sự ngăn cản của gia đình hay xã hội mà là chính bản thân mình.

"Làm thế nào để luôn giữ được lửa trong tình yêu và làm thế nào họ có đủ niềm tin rằng mình là chỗ dựa vững chắc để đồng hành với mình trong suốt chặng đường sau này là điều khó nhất.

Và tôi nhận ra rằng bản thân cần cố gắng và chân thành thì sẽ được đền đáp. Mình muốn có được hạnh phúc thì cần phải cố gắng học tập, tìm kiếm việc làm, phục hồi chức năng cho bản thân để mọi người thấy mình là người có ích.

Chính người khuyết tật đừng coi mình là người khuyết tật mà hãy cứ coi mình là người bình thường để không lấy lý do đó để trốn tránh trách nhiệm, để bao biện cho sự thiếu cố gắng của bản thân", anh Bính tâm sự.

Hai vầng trăng khuyết, ghép lại cho tròn, hạnh phúc viên mãn - Ảnh 3.

Các cặp vợ chồng chia sẻ về câu chuyện tình yêu, cách giữ lửa hôn nhân và phát triển kinh tế gia đình - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Bị khuyết tật vận động từ nhỏ, nhưng suốt 14 năm gắn bó với anh Nguyễn Hồng Chương (người lành lặn), chị Lê Thị Bích Loan (TP.HCM) luôn nhận được sự sẻ chia, tôn trọng của chồng.

"Trong suốt quãng thời gian chung sống với nhau, những lúc mâu thuẫn chưa bao giờ chồng mình động chạm đến khuyết điểm của mình, điều đó thể hiện sự tôn trọng của anh dành cho vợ.

Mỗi lúc cơm không lành, canh không ngọt như vậy, dù có giận nhau như nào nhưng chúng mình chưa bao giờ giận nhau quá ba tiếng, sau ba tiếng là phải làm lành. Đó là cách mà chúng mình đã cùng nhau vun đắp yêu thương cho gia đình nhỏ", chị Loan chia sẻ.

Hai vầng trăng khuyết, ghép lại cho tròn, hạnh phúc viên mãn - Ảnh 4.

Giọng hát của cô bé khiếm thị với ca khúc Sống như những đóa hoa khiến cả hội trường xúc động - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Từng gây bão mạng xã hội với hình ảnh hai vợ chồng đều khuyết một chân, sự có mặt của gia đình anh Bảo - chị Thu (Hà Nội) trong chương trình "Hạnh phúc vầng trăng khuyết" đã mang lại nhiều năng lượng tích cực cho những người tham gia.

"Chúng mình yêu và quyết định đến với nhau chỉ sau ba tháng tìm hiểu. Khi đó, nhiều người cũng nghi ngờ liệu chúng mình có thể lo cho nhau hay không khi cả hai đứa đều khuyết tật.

Và giờ đây, chúng mình đã có một gia đình hạnh phúc và một bé trai kháu khỉnh. Chúng ta hãy luôn cố gắng, nỗ lực, lạc quan và chấp nhận hoàn cảnh của mình, vì dù sớm hay muộn chúng ta cũng có được hạnh phúc", chị Thu cười nói.

Chương trình "Hạnh phúc vợ chồng người khuyết tật" là hoạt động ý nghĩa được tổ chức 5 năm một lần.

Chương trình năm nay có sự tham gia của 18 cặp vợ chồng đều khuyết tật, 14 cặp chồng khuyết tật - vợ lành lặn và 3 cặp chồng lành lặn - vợ khuyết tật. Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có chung nghị lực phi thường.

Hạnh phúc 'vầng trăng khuyết'

TTO - 35 cặp vợ chồng khuyết tật tiêu biểu đến từ 33 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ cùng giao lưu trong chương trình “Hạnh phúc vợ chồng người khuyết tật” năm 2022.

NGUYỄN HIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar