26/09/2017 10:49 GMT+7

Hai thái cực qua lá phiếu của người Đức

NGUYỄN THẾ PHƯƠNG (Từ Brussels)
NGUYỄN THẾ PHƯƠNG (Từ Brussels)

TTO - Châu Âu đã theo dõi kết quả bầu cử ở Đức với tiếng thở phào kèm theo tiếng tặc lưỡi. Có chuyện gì vậy?

Hai thái cực qua lá phiếu của người Đức - Ảnh 1.

Người trẻ Đức ở thủ đô Berlin xuống đường biểu tình ngay tối 24-9 khi biết tin đảng cực hữu AfD có chân trong Quốc hội - Ảnh: REUTERS

Không khí tại Đại sứ quán Đức ở Brussels (Bỉ) lúc 17h chiều 24-9 như một bữa tiệc mừng năm mới. Dường như tất cả người Đức đều đổ về sứ quán trong thời khắc này để theo dõi kết quả của cuộc bầu cử được đánh giá không chỉ quan trọng với nước Đức mà còn cho cả châu Âu.

Với Liên minh châu Âu (EU), sự tiếp nối các chính sách hiện tại của Đức rất quan trọng để khối này có thể tiếp tục vượt qua hàng loạt thách thức sống còn: khủng bố, khủng hoảng nhập cư, quan hệ với Nga, hay sự suy yếu trong sức mạnh kinh tế tổng thể của liên minh.

Và đằng sau đó, không thể không nhắc tới nỗi lo lắng của phần lớn những người Đức mà tôi có dịp nói chuyện: sự trỗi dậy của đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế vì nước Đức - AfD.

AfD là đại diện cho một cuộc "khủng hoảng" khác của nước Đức, ngấm ngầm nhưng đầy mạnh mẽ. Nó trỗi dậy ngay bên trong tiềm thức của dân tộc Đức, của mỗi người dân Đức như cách mô tả của Susanne Bayet trên tờ Der Spiegel. 

Đây là một cuộc đấu tranh giữa một bên là thứ mà người dân Đức khao khát hướng tới, và bên kia là thứ mà họ đang thực sự đối mặt; một bên là những giá trị mà họ muốn cảm nhận - về đạo Hồi, về nhập cư, về văn hóa và di sản của nước Đức - và bên kia là cảm xúc mà họ đang thực sự trải qua.

Nước Đức sau Thế chiến thứ hai tự hào về các giá trị đa văn hóa. Họ căm ghét chiến tranh, đi đầu trong bảo vệ môi trường, quyền con người và luôn nỗ lực hết sức để thúc đẩy hợp tác quốc tế. Đây chính là những giá trị mà dân tộc Đức và nước Đức đang khát khao hướng tới.

Thế nhưng vấn đề nhập cư, sự trỗi dậy của Nga và các khó khăn kinh tế của EU đã làm lung lay những khát khao đó của một bộ phận người Đức. 

Khoan dung có thể khiến bạn cảm thấy hài lòng, cho tới khi hàng trăm ngàn người nhập cư ồ ạt vào nước của bạn và lấp đầy mọi hóa đơn. 

Đa văn hóa có thể rất tuyệt vời, cho tới khi người Hồi giáo mang theo những tư tưởng thủ cựu và cực đoan vào bên trong nước Đức. 

Và rồi, giấc mơ tuyệt vời của nước Đức thời hậu chiến đang phải đối mặt với thực tế đầy chông gai đầu thế kỷ 21.

Toàn bộ Đại sứ quán Đức tại Bỉ và quan khách hết thảy đều im lặng, vang lên đây đó tiếng tặc lưỡi hay thở dài chán nản sau khi có kết quả kiểm phiếu sơ bộ. Lần đầu tiên sau Thế chiến thứ hai, một đảng cực hữu có ghế trong Quốc hội Đức.

NGUYỄN THẾ PHƯƠNG (Từ Brussels)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar