09/10/2015 04:37 GMT+7

Hai tân sinh viên mồ côi trên miền đất đỏ

THÁI BÁ DŨNG (dungtb@tuoitre.com.vn)
THÁI BÁ DŨNG ([email protected])

TTO - Mất mát trên đời không gì lớn bằng mất cha mất mẹ. Nhưng ở hai ngôi làng nghèo miền đất đỏ cao nguyên có hai cô học trò lại can trường vượt lên cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ để bước vào cổng trường đại học.

Phạm Thị Sáu - tân sinh viên của Trường đại học Ngoại ngữ Huế. Ảnh: Ngọc Dương

Ngày Phạm Thị Sáu (thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) chuẩn bị vào trường nhập học, người dân ở những ngôi làng gần đó kéo đến nhà của hai dì cháu Sáu tấm tắc: “Nghe tin mày đậu đại học tụi tao vui quá, kéo nhau đến góp tiền cho máy đi học đây”.

Rồi chẳng ai bảo ai, những tờ tiền lẻ được người làng góp lại bỏ vào nón để trao cho Sáu làm “học bổng” của làng. Chị Phạm Thị Hạnh - dì ruột và là người đã nuôi Sáu suốt 8 năm nay, bùi ngùi: “Các bác, các cô góp lại được gần một triệu đồng, tôi mua vé xe, quần áo mới để về trường rồi”.

Đi học bằng áo quần của bạn

Hành trình vào cổng trường đại học của Phạm Thị Sáu - tân sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ Huế là những ngày tháng buồn đau, mất mát. Sáu không có cha. Mẹ Sáu là bà Phạm Thị Mạt quê ở Thái Bình.

Do gia cảnh khó khăn nên bà Mạt vào Tây nguyên xin vào nông trường làm công nhân trồng cà phê. Khi tuổi thanh xuân qua đi trên nương rẫy, bà Sáu tìm đến một người đàn ông để “xin một đứa con”.

Bà Mạt một mình mang thai rồi sinh Sáu, chấp nhận cho đứa con mình sinh ra mà không có bóng người cha. Sáu được mang họ mẹ, hình ảnh về cha chỉ nằm trong trí tưởng tượng và câu nói “chết rồi” khi mỗi lần hỏi về cha. Hồ sơ đi học của Sáu cũng ghi ba chữ lạnh lùng: mồ côi cha.

Năm 1995, người em gái của bà Mạt là chị Phạm Thị Hạnh cũng đã bỏ ruộng đồng ở quê để theo chị vào nông trường tại xã Ia Sao. Giống như chị gái, chị Hạnh một mình mang thai và sinh một đứa con mà không có bóng người đàn ông.

Một ngôi nhà của hai người phụ nữ đơn thân, hai đứa trẻ không biết mặt cha dựng lên giữa những lô cà phê, nghèo khó nhưng luộn chộn rộn tiếng cười.

Sáu ôn bài cùng bạn tại phòng trọ. Ảnh: Ngọc Dương

Năm 2007, khi đang còn là học sinh lớp 4, Sáu phải đón nhận mất mát: mồ côi mẹ. Bà Mạt lên cơn đau tim dữ dội rồi lịm tắt khi vừa đi làm rẫy về. Sáu được gửi về quê cho cậu ruột nuôi nấng.

Nhưng một lần nữa số phận lại đùa dỡn với cô học trò mồ côi. Hai năm sau khi mất mẹ, cậu Sáu cũng qua đời vì bệnh tật. Sáu bơ vơ giữa đời, ôm sách vở, áo quần ngược lên Tây nguyên sống cùng dì.

Dì ruột của Sáu kể rằng nhiều đêm nằm trong căn nhà rách nát, ôm con ruột và người cháu mồ côi của mình mà khóc đến cạn nước mắt. Mới 12 tuổi nhưng Sáu trải qua quá nhiều mất mát, tinh thần bị tổn thương, sợ rằng cô bé sẽ không lớn lên được bình thường do những dư chấn để lại trong tâm hồn.

Chị Hạnh nói cuộc sống của ba dì cháu chỉ dựa vào hơn 1ha cà phê nhận khoán của nông trường. Những năm cà phê xuống giá, mất mùa ba dì cháu phải đi vay mượn tiền đong gạo. Một tay chị Hạnh vừa nuôi con mình vừa nuôi cháu, cơ cực đủ đường.

Quãng thời gian đi học của Sáu và con chị Hạnh triền miên trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn. “Sáu rất hay tủi thân, nhiều lúc nhìn di ảnh mẹ cháu cứ hỏi tôi sao số cháu lại khổ thế, không có cả mẹ lẫn cha. Tôi chỉ biết ôm cháu vào lòng mà khóc” – chị Hạnh kể.

Chị Hạnh cho biết một mình chị phải xoay xở vừa lo cái ăn vừa lo cho hai đứa trẻ đi học nên cả con gái của chị lẫn cháu Sáu ít khi có quần áo mới để đi học.

Thương cô học trò mồ côi, cứ vào đầu năm học Sáu lại được các thầy cô chủ nhiệm tặng quần áo mới. Những ngày mùa đông, thấy Hạnh đến trường trong tấm áo mỏng nhiều phụ huynh có con học cùng lớp Sáu đã ra tận phố mua áo ấm tặng Sáu.

Năm Sáu lên lớp 10, chứng kiến cảnh người bạn mồ côi bận đi bận lại một bộ áo sờn cũ, cả lớp đã bí mật góp tiền rồi mua một quần áo tinh tươm chạy tới nhà tặng cho Sáu. Nhìn bộ quần áo mới, Sáu chỉ biết bưng mặt khóc.

Gánh chịu những mất mát không gì bù đắp nổi nhưng Sáu lại học giỏi hơn bất kỳ bạn bè nào cùng trang lứa. 12 năm liền là học sinh giỏi; kỳ thi quốc gia vừa qua Sáu đậu 24,25 điểm vào ngành Ngôn ngữ Anh, Trường đại học Ngoại ngữ Huế.

Niềm hi vọng của làng Breng 1

Ở làng Breng 1, xã Ia Der (huyện Ia Grai, Gia Lai), H’Yũng - cô tân sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Trường ĐH Quy Nhơn là “thần tượng” của lũ trẻ Ja Rai.

H’Yũng mất mẹ năm lên ba tuổi, bố đưa Yũng đi ở với người vợ hai nhưng hai năm sau đó, bố Yũng cũng lâm bệnh rồi đột ngột qua đời. Ngày chúng tôi tìm vào gặp Yũng, cô tân sinh viên Ja Rai đầu tiên của làng Breng 1 vừa bắt xe từ trường ngược về làng để xoay xở tiền.

Yũng nói rằng hôm vào nhập học, mấy anh chị quyên góp mãi mới được hai triệu đồng, xuống trường được hơn hai tuần tiền đã cạn túi do phải đóng các khoản đầu năm.

“Giờ chưa tới mùa thu hoạch cà phê nên anh chị em cũng kẹt tiền lắm, phải đi vay mượn cho em vào trường thôi” - H’Yũng nói.

Ksor H’Yũng tranh thủ phụ anh chị chăm sóc vườn cà phê trong những ngày về thăm gia đình. Ảnh: B.D

Gia đình Yũng có sáu anh chị em. Ngày Yũng tròn ba tuổi mẹ lâm bệnh nặng rồi qua đời. Khi nỗi đau đã nguôi ngoai, bố đưa Yũng qua làng bên rồi đi thêm bước nữa. Yũng sống với bố và dì, nhưng chỉ hai năm sau bố của Yũng cũng đột ngột qua đời.

Cô học trò Ja Rai mới học lớp 5 đã mất cả mẹ lẫn cha, được dì dẫn trở về lại làng cũ sống dựa vào anh chị ruột.

Yũng kể rằng lúc bố mất, các anh chị của Yũng đã lớn và có thể tự lập. Mấy anh em hàng ngày bảo nhau cuốc rẫy, trồng cà phê lấy tiền đong gạo.

Nhưng cuộc sống của sáu người con không có cha có mẹ không hề đơn giản. Yũng kể rằng quãng đời đi học của mình thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần hơn so với bạn bè. Áo quần, sách vở phải đi xin, ngoài thời gian đến lớp Yũng phải quần quật trên những lô cà phê để phụ các anh chị. Hoàn cảnh nghiệt ngã ấy đã cho H’Yũng một ý chí phi thường, suốt 11 năm liền là học sinh giỏi.

Kì thi vừa qua H’Yũng chính thức trở thành tân sinh viên của ngành Giáo dục tiểu học - Trường ĐH Quy Nhơn. “Trong làng em nhiều học trò học đến cấp hai thì bỏ học giữa chừng; em chọn theo ngành sư phạm để sau này có thể về lại làng dạy chữ cho lũ trẻ, chỉ có học mới thay đổi được cuộc đời mình” - Yũng nói.

Gần 1 tỉ đồng học bổng cho sinh viên Tây nguyên

Tối 9-10, báo Tuổi Trẻ phối hợp với tỉnh đoàn, sở GD-ĐT 5 tỉnh Tây nguyên và Đài PT-TH tỉnh Lâm Đồng trao 142 suất học bổng “Tiếp sức đến trường”, mỗi suất 7 triệu đồng. Học bổng thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 406 của báo Tuổi Trẻ TP.HCM.

Tổng kinh phí gồm 994 triệu đồng từ Giải golf gây quỹ “Tiếp sức đến trường” do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, VTV9, báo Tuổi TrẻTP.HCM và Công ty golf Long Thành phối hợp tổ chức.

M.VINH

Mẹ mất từ khi mới 3 tuổi, 9 năm sau thì bố qua đời, ký ức về bố mẹ của H’Yũng chỉ là những bức hình của cả gia đình. Ảnh: B.D
THÁI BÁ DŨNG ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar