10/09/2021 09:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hai nhà khoa học đứng sau vắc xin mRNA được trao giải Đột phá

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman đã mở đường cho việc sử dụng công nghệ mRNA phát triển vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech và Moderna. Giờ đây họ được vinh danh với giải Đột phá.

Hai nhà khoa học đứng sau vắc xin mRNA được trao giải Đột phá - Ảnh 1.

Bà Katalin Karikó và ông Drew Weissman, hai nhà khoa học đứng sau công nghệ mRNA giúp bào chế 2 vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna - Ảnh: THE PHILADELPHIA INQUIRER

Theo báo The Philadelphia Inquirer, khoảng 16 năm sau khi nghiên cứu của họ tại Đại học Pennsylvania (MỸ) mở đường để hàng tỉ người được tiêm vắc xin COVID-19, hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman cuối cùng đã được vinh danh với giải Đột phá trị giá 3 triệu USD.

"Priscilla (vợ tỉ phú Mark Zuckerberg) và tôi đã đồng sáng lập giải Đột phá để tôn vinh các nhà khoa học đi đầu trong khám phá. Năm nay, tôi đặc biệt hứng thú với công trình của hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman đã giúp tạo ra vắc xin COVID-19" - ông Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập và là giám đốc điều hành (CEO) của Facebook, viết trên Facebook ngày 9-9.

Theo ông Zuckerberg, nghiên cứu của nhà sinh hóa gốc Hungary, Katalin Karikó, và nhà miễn dịch học người Mỹ Drew Weissman đã bắt đầu từ nhiều thập niên trước, nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng mRNA (RNA thông tin) trong việc tạo cơ chế phản ứng miễn dịch.

"Những nỗ lực của họ đã mở đường cho việc sử dụng mRNA trong bào chế vắc xin của Hãng Pfizer(Mỹ)/BioNTech (Đức) và Moderna (Mỹ), đồng thời mở ra tiềm năng ứng dụng mRNA trong các vắc xin và phương pháp điều trị bệnh khác về sau - bao gồm cả HIV và ung thư" - ông Zuckerberg viết.

Cuối bài viết, "ông chủ" Facebook gửi lời chúc mừng tới tất cả những người được trao giải Đột phá năm 2022.

Hôm 9-9, Quỹ Giải Đột phá (Breakthrough Prize Foundation) và các nhà tài trợ tham gia sáng lập (gồm Sergey Brin, Priscilla Chan và Mark Zuckerberg, Yuri và Julia Milner, và Anne Wojcicki) đã công bố những người chiến thắng giải Đột phá thường niên lần thứ 10, trao tổng cộng 15,75 triệu USD cho các nhà khoa học.

Họ là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khoa học đời sống, toán học và vật lý đại cương. Các giải thưởng được trao cho những khám phá giúp tạo ra vắc xin COVID-19, liệu pháp điều trị bệnh thần kinh, đồng hồ lượng tử chính xác và những khám phá quan trọng khác.

Danh sách các nhà khoa học nhận giải Đột phá

Giải Đột phá về khoa học đời sống được trao cho Shankar Balasubramanian, David Klenerman và Pascal Mayer; Katalin Karikó và Drew Weissman; Jeffery W. Kelly.

Giải Đột phá về toán học được trao cho Takuro Mochizuki.

Giải Đột phá về vật lý đại cương được trao cho Hidetoshi Katori và Jun Ye.

Sáu "Giải Chân trời mới" được trao cho những thành tựu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp về vật lý và toán học.

Ba "Giải Biên giới mới Maryam Mirzakhani" đã được trao cho các nhà toán học nữ vì những thành tựu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp.

Lễ trao giải bị hoãn đến năm 2022 do đại dịch COVID-19.

Trung Quốc bào chế vắc xin mRNA, khoe 'tốt hơn hàng Mỹ'

TTO - Trung Quốc tuyên bố đã tự phát triển vắc xin ngừa COVID-19 dùng công nghệ mRNA đầu tiên. Một cơ sở ở tỉnh Vân Nam sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vắc xin này, với khả năng tạo ra 200 triệu liều mỗi năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar