29/09/2017 13:42 GMT+7

Hai 'kẻ điên' bỏ phố lên vùng cao

QUỲNH CHI
QUỲNH CHI

TTO - "Mình nhớ tới nơi có những tấm ảnh đầu tiên chụp về miền sơn cước, người dân tộc bản địa mộc mạc. Lúc ấy, mình bỗng chán Sài Gòn, chán cả Hà Nội. Rồi mình bỏ học".

Hai kẻ điên bỏ phố lên vùng cao - Ảnh 1.

Quý và Thùy từng chịu nhiều áp lực khi bỏ học - Ảnh do NV cung cấp

Chọn nơi không ai nghĩ tới

Đang học đại học, Trần Văn Quý (sinh năm 1993, Hải Phòng) bất ngờ thông báo nghỉ. Điều Quý từ bỏ không chỉ là tấm bằng Ngoại thương (Hà Nội), mà còn là học bổng du học Nhật bao người mơ ước. Cậu sinh viên 20 tuổi năm ấy tự tin tuyên bố sẽ xây dựng một địa điểm giao lưu dành cho dân xê dịch.

Vốn không có, sự ủng hộ của gia đình lại càng không. "Sau khi mình trình bày các ý tưởng, người nhà đều nói quá mạo hiểm. Việc bỏ học cũng là quyết định khiến bố mẹ giận rất nhiều, vì không dễ lo cho mình ăn học được như thế", Quý chia sẻ khó khăn khi thành lập Bụi Xuyên Việt ở Hà Nội.

Suốt hơn 1 năm mình không dám về nhà gặp bố mẹ, vì không biết phải đối mặt như thế nào.

Trần Văn Quý

Trải qua 2 năm sóng gió, Quý quyết định tìm thêm một địa điểm mở rộng thương hiệu. Nhưng thay vì chọn Đà Nẵng hay Sài Gòn, bạn đã lựa chọn nơi ít ai nghĩ tới.

Người đồng hành với Quý, Nguyễn Thị Phước Thùy (sinh năm 1993, TP.HCM), cũng là một kẻ "điên" không kém.

Năm 2016, cô gái Sài thành một mình vác máy ảnh ra Hà Nội nhập học ĐH Sân khấu Điện ảnh năm nhất cùng với đàn em sinh năm 1998. Nhưng Hà Nội cũng không níu giữ được tâm hồn nghệ sĩ.

Thùy kể: "Trong chuyến đi Cao Bằng năm 2016, đột nhiên mình nhớ lại lần tới Hà Giang với rất nhiều kỷ niệm, nơi mình có những tấm ảnh đầu tiên về miền sơn cước, người dân tộc bản địa mộc mạc. Lúc ấy, mình bỗng chán Sài Gòn, chán cả Hà Nội. Rồi mình bỏ học lên đây".

"Đây" mà Thùy nhắc đến là thị trấn Đồng Văn, Hà Giang. Dựa trên nền tảng sẵn có của cơ sở Hà Nội, Quý và Thùy xách ba lô lên cực Bắc đất nước xây dựng căn nhà mơ ước. Khi người ta tìm mọi cách để ở lại thành phố phồn hoa đô hội, họ tự mình lui về chốn hoang sơ.

Hai kẻ điên bỏ phố lên vùng cao - Ảnh 3.

Mỗi vị khách đều để lại nhiều ấn tượng cho Thùy - Ảnh do NV cung cấp

Chọn cách sống của người già

"Lên đây, gần như bọn mình không có gì sẵn ngoài căn nhà. Mọi vật dụng, nhu yếu phẩm đều phải chuyển từ Hà Nội lên. Muốn mua đồ, mình thì phải đi xuống thị trấn cách đó 2km đường đèo", Trần Văn Quý tâm sự về những khó khăn đầu tiên khi xây dựng căn nhà lưu trú cho dân phượt tại Đồng Văn, Hà Giang.

Người quen ngỡ ngàng, không hiểu sao hai người trẻ lại chọn đầu tư mạo hiểm nơi địa đầu Tổ quốc. Điều kiện giao thông khó khăn khiến ngôi nhà của Quý và Thùy gần như tách biệt khỏi những điều "văn minh" ở đồng bằng. Nhưng những điều đó chẳng hề ảnh hưởng tới đích đến của họ. Cuối tháng 3-2017, Bụi Homestay Đồng Văn ra đời.

Gặp khó khăn trong việc tìm người làm, Thùy quyết định tuyển tình nguyện viên lên Bụi làm việc. Số lượng đăng kí nhanh chóng vượt ngoài dự kiến. Có người làm 1-2 tuần, rồi dần dần có người làm 1 tháng. Chẳng mấy chốc, danh sách đầy tới hết năm. 

Trong 7 tỉ cách sống, tôi chọn cách sống của người già.

Nguyễn Thị Phước Thùy

Thùy nhận thấy thực ra cũng rất nhiều người có nhu cầu "đi trốn" như mình. Dần dần, qua mỗi đợt nhân sự mới, căn nhà nhỏ tại miền cực Bắc xa xôi lại chào đón thêm một người trẻ cùng đam mê.

Cuộc sống nơi miền núi của họ nhìn vào tưởng nhàm chán, nhưng người trong cuộc lại thấy thỏa mãn. Ở đây, họ được sống đúng cuộc sống mong muốn, gặp gỡ nhiều vị khách phóng khoáng, thú vị, những kẻ mê đắm xê dịch và vẻ đẹp hoang sơ giống họ.

"Đối với bọn mình, đường xá khó khăn của Đồng Văn lại là lợi thế, bởi tránh xa việc bị thương mại hóa. Ngày vắng khách, mình phóng xe một vòng dạo quanh các bản, tìm hiểu thêm về văn hóa, tập quán của những người dân tộc khác", Phước Thùy nói về những mong muốn đơn giản.

Quý đã có được sự thấu hiểu từ người bố vốn nghiêm khắc. Nửa năm mới trở về Sài Gòn thăm gia đình, điều Thùy nhận được là sự quan tâm hết mực từ mẹ. Người lớn rồi cũng hiểu ra những đứa con của mình đang hạnh phúc theo cách riêng của chúng.

7 tỉ người trên trái đất này có quyền chọn cách sống khác nhau: người vội vã kiếm tiền, và cũng có người chậm rãi tận hưởng cuộc sống.

Tự hỏi bản thân xem bây giờ thế hệ của chúng ta sống có quá nhanh không?

QUỲNH CHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar