07/07/2005 20:59 GMT+7

Hai điều lạ ở một thư viện tỉnh

NÔNG VĂN DÂN (Thái Nguyên)
NÔNG VĂN DÂN (Thái Nguyên)

TTC - Thư viện lớn nhất ở tỉnh tôi có tên Thư viện Khoa học tổng hợp Thái Nguyên, tọa lạc giữa trung tâm thành phố.

Phóng to

Với hàng trăm ngàn bản sách và có hơn 100 đầu báo, lại ở vị trí thuận tiện, lẽ ra thư viện này phải là “điểm đến” của đông đảo bạn đọc trong tỉnh, nhưng tiếc thay, điều đó chưa xảy ra, bởi có hai điều lạ:

Một là, tất cả các loại báo chí của thư viện đều được cất vào một gian nhà kho. Ai muốn đọc thì xuất trình thẻ để mượn, rồi đem sang một phòng khác mà đọc. Dĩ nhiên, có mượn được báo hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện và “nhiệt tình” của nhân viên ở đây.

Hai là, thư viện chỉ mở cửa theo giờ hành chính vào 5 ngày làm việc trong tuần, giống như mọi cơ quan khác.

Chính vì vậy mà bạn đọc dù có thẻ cũng rất ngại đến đây, bởi không ai muốn cứ mỗi chốc lại phải khúm núm đề đạt trình bày nguyện vọng với “người Nhà nước” để mượn tờ báo, vì đọc báo khác với đọc sách: Có khi chỉ xem lướt qua, có khi chỉ tìm đọc những chuyên mục nào đó, lại có khi phải đọc nhiều báo để hiểu kỹ một vấn đề... Còn đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức thì không hiểu sẽ được phục vụ vào lúc nào, khi thư viện cũng nghỉ luôn cả thứ bảy và chủ nhật?

Chẳng biết đến bao giờ thì các loại báo chí ở thư viện lớn nhất tỉnh tôi mới được đưa ra trưng bày công khai ở vị trí dễ thấy, dễ lấy, để người đọc có thể tự do tìm chọn như ở các phòng đọc sách báo ở nơi khác!

Phóng to

Cách đây 2 năm, cầu Dịch Vọng bắc qua sông Tô Lịch chừng 150m (một bên là quận Cầu Giấy, một bên là quận Ba Đình) cắt băng khánh thành, cờ xí rầm rộ. Dòng sông Tô Lịch thêm cây cầu vắt ngang bề thế, đẹp đẽ.

Nhưng... từ khi đưa cầu vào khai thác, mà bên đầu cầu phía đường Bưởi (của quận Ba Đình) gần cổng công viên Thủ Lệ vẫn còn một “bãi” chứa rác và xà bần (ảnh). Khách du lịch tham quan qua đây lắc đầu, bịt mũi cố đi cho nhanh, kẻo “uế khí” bốc mùi ngấm vào thì khốn. Câu hỏi đặt ra: Đống rác “cũ” chưa ai dọn, để “bảo tồn vốn cổ”?

NÔNG VĂN DÂN (Thái Nguyên)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm thơ rồi lại làm giàu / Cả hai thứ ấy làm nhàu đời ta

TTC - Báo Tuổi Trẻ Cười ra ngày 1-11 phát hành toàn quốc có bài viết của nhà báo Nam Đồng về nhà thơ Trần Từ Duy (bút danh Đông Ki-Rét, qua đời ngày 28-10). Trong đó có trích một số bài thơ thú vị của nhà thơ Trần Từ Duy.

Làm thơ rồi lại làm giàu / Cả hai thứ ấy làm nhàu đời ta

Bí mật của "hai kho đạn"

Với ngành y thì hai “kho đựng đạn” của cánh nam giới là bộ phận chính bởi nó vừa quyết định giới tính vừa là nơi sinh ra con giống của phái mạnh. Tuy nhiên cánh đàn ông lại ít chú ý đến “hai ông đạo diễn” này. Họ dành sự quan tâm nhiều đến “công cụ”, đó là “khẩu súng” và luôn đặt nhiều câu hỏi về kích cỡ của “cu cậu”, dù cậu ta chỉ chiếm có 1% trọng lượng cơ thể và phải thừa hành lệnh của các cấp từ vỏ não, tủy sống đến những thần kinh cảm giác ở “túi đựng đạn”.

Bí mật của

Con tôi đi học

Hằng năm cứ vào cuối thu, nước ngoài đường ngập nhiều và trên không có những cành cây gãy răng rắc, lòng tôi lại bức xúc về những nỗi hoang mang của thế giới học trò. Buổi mai hôm ấy - một buổi mai đầy sương thu và gió bụi, con tôi run rẩy nắm lấy tay tôi mà đi đến một nơi gọi là làng EDU.com.

Con tôi đi học

Phố đường tàu

TTC - Phố đường tàu ở thành phố Hải Phòng kéo dài từ cầu Đất qua Cát Dài đến cầu Quay sông Tam Bạc. Nằm hai bên đường tàu là những ngôi nhà không số. Từ xưa, người ta chỉ quen gọi là phố đường tàu mà thôi.

Phố đường tàu

Mổ bụng sông Lô

TTC - Sông Lô đoạn qua huyện Phù Ninh vẫn dòng nước cũ, tần tảo sớm chiều. Nhưng có điều, người dân ở miền này ai cũng biết đó là dòng sông đang kêu cứu trước sự tra tấn của một số người đang thi nhau mổ bụng, rút ruột để lấy cát, sỏi làm cho những chiếc kè chỉnh trị dòng chảy sông Lô tan tành.

Mổ bụng sông Lô

Họp hội đồng...

TTC - Hiện tôi đang tham gia 5 hội đồng. Duy chỉ có Hội đồng Nhân dân phường là họp nhiều nhất, nhưng lại sướng nhất. Ngồi họp ai muốn nghe, muốn ngủ, muốn phát biểu hay không đều tùy ý. Cuối buổi họp thế nào cũng có phong bì.

Họp hội đồng...
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar