28/01/2021 13:12 GMT+7

Hai chị em khuyết tật ở giảng đường sư phạm

DUYÊN PHAN
DUYÊN PHAN

TTO - Nguyễn Thị Tuyết Nhung (sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cùng em gái Nguyễn Thị Lan Anh (sinh viên năm nhất khoa tâm lý) đều bị khuyết tật vận động (viêm đa thần kinh bẩm sinh do gen).

Hai chị em khuyết tật ở giảng đường sư phạm - Ảnh 1.

Hai chị em Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Nguyễn Thị Lan Anh (phải) ở ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ Vĩnh Phúc, hai chị em vào TP.HCM để theo đuổi giấc mơ giảng đường. Với đôi tay co quắp, hai chân teo không thể tự di chuyển nhưng cả hai vẫn hằng ngày đón xe đến trường. Nhung cười tươi tắn và luôn cho rằng mình may mắn vì vẫn có ước mơ. 

Nhung bảo có ước mơ và cố gắng thực hiện thì cuộc sống mới có giá trị. Và Nhung sắp chạm tay vào ước mơ trở thành cô giáo để có thể giúp đỡ những đứa trẻ khuyết tật khác.

Hai chị em ở ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trên đường Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM). Tình cờ một lần đến thăm, tôi bắt gặp Nhung đang loay hoay trang điểm trước khi đến trường. Đôi tay yếu ớt đang cố gắng cầm cọ, son môi để làm đẹp cho mình. 

Nhung chia sẻ: "Mình không muốn khi nói về một người khuyết tật là nghĩ ngay đến những hình ảnh đau khổ, mệt mỏi, tự ti. Vì thế mình luôn cố gắng làm cho mình đẹp lên trong mắt người khác, muốn họ luôn nhớ tới mình với nụ cười xinh, gương mặt rạng rỡ và những năng lượng tích cực".

Cô gái nhỏ Lan Anh cho biết chị gái chính là tấm gương, động lực để cô cố gắng đậu đại học. Nhà có ba chị em, sau Nhung và Lan Anh còn có một em trai đang học tiểu học cũng bị khuyết tật chức năng vận động. 

Ý thức được hoàn cảnh gia đình và những khó khăn của bản thân, hai chị em cùng nỗ lực trong học tập. Nhờ vậy, Nhung nhiều năm liên tiếp nhận được học bổng của trường.

Hai chị em khuyết tật ở giảng đường sư phạm - Ảnh 2.

Khoảnh khắc rất con gái của Nhung trước khi ra đường. Nhung bảo bạn không muốn mọi người nghĩ người khuyết tật là buồn bã, đau khổ mà luôn tươi vui - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hai chị em khuyết tật ở giảng đường sư phạm - Ảnh 3.

Sau giờ học ở trường, Nhung vội vàng đón xe về ký túc xá để học thêm ngoại ngữ buổi tối với sự giúp đỡ của bạn bè - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hai chị em khuyết tật ở giảng đường sư phạm - Ảnh 4.

Nguyễn Thị Tuyết Nhung ngày ngày đến giảng đường nuôi dưỡng ước mơ làm cô giáo - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hai chị em khuyết tật ở giảng đường sư phạm - Ảnh 5.

Hai chị em Nhung luôn vui vẻ và rất tự tin khi giao tiếp với mọi người - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cô dẫn trò khuyết tật vô siêu thị, nhà bếp... dạy kỹ năng sống

TTO - Đi siêu thị, các em học sinh khuyết tật được học kỹ năng giao tiếp, biết tính toán, cân nhắc mua gì cho phù hợp với số tiền đang có...

DUYÊN PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar