29/10/2017 11:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hai câu chuyện về Khaisilk

NGUYỄN THẾ THANH
NGUYỄN THẾ THANH

TTO - Từ câu chuyện đau xót, không chỉ của riêng Khaisilk, các doanh nghiệp lụa Việt đang lặng lẽ rút ra những bài học để tiếp tục nuôi giấc mơ xây dựng thương hiệu lụa Việt.

Câu chuyện thứ nhất. 

Những ngày qua, làn sóng phẫn nộ về Khaisilk đã lan ra nhanh chóng, khi khăn lụa Khaisilk bị người tiêu dùng phát giác là hàng Trung Quốc (qua nhãn dán còn sót lại chưa kịp cắt hết) và được chính ông chủ Hoàng Khải thừa nhận là "50% hàng Khaisilk được nhập từ Trung Quốc".

Cơn phẫn nộ đó của công chúng tiêu dùng, tôi tin là hoàn toàn không đến từ sự kỳ thị hàng Trung Quốc. Công chúng Việt Nam phẫn nộ và uất ức nữa là vì họ bị lừa dối khi mua hàng Khaisilk để dùng và nhất là để tặng những người bạn mà họ trân trọng, quý mến.

TTO - Sau khi ông chủ Khaisilk thừa nhận bán hàng Trung Quốc, nhiều khách hàng đã vô cùng thất vọng.

Khaisilk mấy mươi năm qua đâu chỉ kinh doanh những sản phẩm lụa. Doanh nghiệp này đã và đang kinh doanh niềm tự hào của người Việt về lụa Việt và sự tín nhiệm của khách nước ngoài về một sản phẩm thuần Việt Nam mà họ có thể mang ra so sánh tầm mức nào đó với sản phẩm cùng chủng loại của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. 

Vì vậy, xin đừng suy nghĩ thiển cận rằng ông Hoàng Khải hiện đã quá giàu vì bất động sản nên cái món lợi nhuận từ lụa chẳng đáng để ông ấy phải bận tâm về mức tiền phạt. 

Cái dấu hiệu rõ rệt của tội làm ăn gian dối, lừa gạt khách hàng và làm đổ vỡ niềm tin vào thương hiệu lụa Việt Nam chưa biết trong bao lâu trên thị trường thế giới thì mức tiền phạt nào dành cho Khaisilk mới là đủ?

Cũng xin đừng nghĩ Khaisilk đã khởi phát sự nghiệp từ niềm khát khao xây dựng thương hiệu Việt từ lụa thì ông ta chẳng vì tham tiền mà làm chuyện gian lận thương mại. 

Đâu phải vậy. Có thể tin vào mục đích ban đầu tốt đẹp ấy của ông Khải. Nhưng cũng phải hoàn toàn tin là càng kiếm được tiền thì tham vọng kiếm tiền càng cháy bỏng, bất chấp đạo lý. 

Gian dối và tham lam là một sự thật đang hiện hữu đâu chỉ tại một đại doanh nghiệp nào đó ở Việt Nam. Câu chuyện đang diễn ra về những chiếc khăn lụa Trung Quốc dán nhãn Khaisilk từ bấy lâu chỉ là một minh chứng.

Câu chuyện thứ hai. 

Có cần phải tiếc một thương hiệu có bề dày gần 30 năm như Khaisilk không? Một thương hiệu tử tế, dù tồn tại trong khoảng thời gian ngắn vì những lý do bất khả kháng về vốn, về thị trường, về nhân sự mà phải tạm dừng hoặc hoàn toàn biến mất thì đáng tiếc thật. 

Nhưng, một thương hiệu tồn tại và phát triển trên sự gian lận (dù không phải ngay từ buổi khởi nghiệp) và gây ra hậu quả xấu về niềm tin cho người tiêu dùng và làm tổn hại hình ảnh hàng hóa Việt (lụa) như Khaisilk thì sao lại phải tiếc?

Sao không nghĩ đến việc xóa bàn làm lại? Một Khaisilk mới, dũng cảm nhận thật đầy đủ, trung thực về sai lầm của mình, chuyên tâm làm lại một doanh nghiệp lụa có sự đầu tư đúng mức cho một làng nghề lụa truyền thống: từ máy móc, công nghệ, nguyên liệu, đời sống nhân công và đảm bảo đầu ra thị trường cho lụa.

Nếu không phải là Khaisilk thì cũng vẫn còn hi vọng vào những doanh nghiệp đang âm thầm và thật sự làm lụa 100% Việt Nam ở đâu đó trên đất nước. 

TTO - Khi người Nhật cúi đầu chào khách mua xăng nhiều người "sốc", còn khi ông chủ Khaisilk cúi đầu xin lỗi người ta lại nổi giận. Đứng dậy và làm lại được không, ông Hoàng Khải?

Hẳn rằng, họ - các doanh nghiệp lụa Việt đang lặng lẽ rút ra những bài học từ câu chuyện đau xót không chỉ của riêng Khaisilk, để tiếp tục nuôi giấc mơ xây dựng thương hiệu lụa Việt trong bối cảnh phải đối diện thường trực với một đối thủ nặng ký và lắm mưu mô ở ngay bên cạnh đất nước mình.

NGUYỄN THẾ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh

Có thể nói cuộc tấn công của Israel và Mỹ vào Iran đã không đạt được các mục tiêu đề ra, nếu không muốn nói là thất bại.

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh

'Trạm cuối' của lộ trình đổi mới giáo dục

Năm nay lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thi tốt nghiệp. Kỳ thi như "trạm cuối" của lộ trình đổi mới chương trình - sách giáo khoa theo hình thức cuốn chiếu triển khai sáu năm qua.

'Trạm cuối' của lộ trình đổi mới giáo dục

Xung đột Israel - Iran: Sau chiến dịch 'Búa đêm'

Rạng sáng 22-6, Tổng thống Trump đã bất ngờ hạ lệnh không kích ba cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran.

Xung đột Israel - Iran: Sau chiến dịch 'Búa đêm'

'Lò lửa' Trung Đông: Lối thoát nào đây?

Mỹ đã can dự vào cuộc chiến giữa Israel và Iran. Điều đó làm dấy lên mối lo cuộc chiến lan rộng, mất kiểm soát.

'Lò lửa' Trung Đông: Lối thoát nào đây?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar