19/08/2013 10:13 GMT+7

Hai "cánh én nhỏ" của Giai điệu mùa thu 2013

HOÀNG KHÁNH
HOÀNG KHÁNH

TT - Những ai có mặt trong đêm khai mạc Liên hoan Giai điệu mùa thu 2013 (diễn ra tại Nhà hát TP.HCM tối 16-8) đã không thể rời mắt khỏi hai nghệ sĩ piano nhỏ tuổi Diệu Ân và Diệu Linh.

Phóng to
Hai chị em Diệu Ân (17 tuổi) và Diệu Linh (12 tuổi) tại đêm mở màn Liên hoan Giai điệu mùa thu 2013 - Ảnh: Hoàng Yến

Dù nhỏ bé bên dàn giao hưởng toàn bậc cha chú nhưng tiếng đàn của cả hai không “nhỏ” chút nào, đặc biệt khi cả hai chị em chọn trình tấu một tác phẩm dành cho hai violin của A.Vivaldi, được J.S.Bach và J.Gottlieb biên soạn cho hai piano với phần “đối đáp” qua lại không thể ăn ý hơn. Diệu Ân thì nhẹ nhàng, truyền cảm trong khi Diệu Linh lại quyết liệt, mạnh mẽ; cả hai cá tính âm nhạc bổ trợ cho nhau làm nên một phần trình diễn làm người nghe xao động. Thế nhưng mục tiêu của hai nghệ sĩ trẻ này không chỉ là trình diễn mà còn để “đem âm nhạc cổ điển của thế giới đến gần hơn với các bạn trẻ cùng trang lứa ở Việt Nam”.

Từ những giọt nước mắt ở Nga...

"Với những buổi hòa nhạc có hàng trăm khán giả, tụi em chỉ mong có được năm bạn sẽ bắt đầu thích nhạc cổ điển sau khi nghe xong"

Diệu Linh - Diệu Ân

Trước lần xuất hiện tại Giai điệu mùa thu 2013, Diệu Ân có dịp về quê hương biểu diễn lần đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái khi là một trong 180 thanh niên Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài được mời về tham dự Trại hè Việt Nam 2012. Diệu Linh cũng nối gót chị sáu tháng sau đó trong chương trình giao lưu giữa những tài năng trẻ piano người Việt do Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và Quỹ “Con đường hi vọng” tại Ba Lan tổ chức, diễn tại Hà Nội và TP.HCM ngày 24 và 26-12-2012.

Những ngày lưu lại Việt Nam đã gieo vào lòng hai nghệ sĩ trẻ những kỷ niệm đẹp, như một chất xúc tác nhẹ nhàng giúp tình yêu đối với cội rễ gốc gác của mình nảy sinh một cách tự nhiên, mạnh mẽ. Đến nỗi khi trở về Nga, Diệu Linh đã bật khóc với mẹ rằng: “Con nhớ Việt Nam quá!”, còn Diệu Ân thì: “Việt Nam nóng quá!”, nhưng: “Con nhớ những bữa cơm gia đình”.

Chính vì thế, khi được nhạc trưởng Trần Vương Thạch - giám đốc Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM - giới thiệu về Liên hoan Giai điệu mùa thu 2013 và mời về tham dự chương trình, hai chị em đều mừng rỡ đồng ý. Mẹ của Ân và Linh tiết lộ bên cạnh chương trình học khá căng thẳng tại Học viện Âm nhạc Gnessin - nơi được ví là “ngôi trường cho những thần đồng”, hai chị em đã dành hết thời gian và sức lực để luyện tập cho những tiết mục tại Việt Nam lần này.

... Đến nguyện ước con số 5

Được truyền cảm hứng từ mục đích thành lập của Quỹ tài năng trẻ Spivakov (do nghệ sĩ violin nổi tiếng của Nga Vladimir Spivakov thành lập năm 1994 với mục tiêu giúp những tài năng trẻ về âm nhạc và nghệ thuật trong việc phát triển tài năng và sự sáng tạo, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa), hai thành viên “chạy ngón” này bày tỏ mong muốn dùng tiếng đàn của mình để khơi dậy tình yêu với âm nhạc cổ điển ở nhiều bạn trẻ Việt Nam.

Diệu Ân chia sẻ: “Em và Linh đều cảm thấy trách nhiệm của mình rất lớn trong lần trở về này, bởi đây là quê hương của chúng em”. Cả hai cũng hiểu sâu sắc rằng nghệ thuật hàn lâm không dễ gì đến được số đông người nghe. Hai em bộc bạch: “Với những buổi hòa nhạc có hàng trăm khán giả, tụi em chỉ mong có được năm bạn sẽ bắt đầu thích nhạc cổ điển sau khi nghe xong”. Vì sao lại là năm? Có phải vì năm là điểm số cao nhất mà một học sinh có thể đạt được ở Nga? Hai chị em chỉ mỉm cười trước câu hỏi này rồi lý giải: “Có thể là con số ít ỏi nhưng nếu thành hiện thực, nguyện ước con số 5 này có thể làm nên sự thay đổi lớn về con người...”.

Suy nghĩ đó đã trở thành động lực để Diệu Ân - Diệu Linh mong mang tiếng đàn đến với nhiều bạn trẻ hơn. Ngoài phần trình diễn trong đêm khai mạc Giai điệu mùa thu, hôm nay 19-8, hai chị em có một buổi trình diễn nữa cùng với những tài năng trẻ đến từ Quỹ Spivakov trong khuôn khổ của Liên hoan Giai điệu mùa thu. Ngày 20-8, cả hai cùng một vài người bạn nhỏ ở Quỹ Spivakov sẽ đến với các em thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM trong một buổi hòa nhạc hoàn toàn miễn phí.

Sinh ra và lớn lên tại Matxcơva (Nga), hai chị em Trần Diệu Ân (17 tuổi) và Trần Diệu Linh (12 tuổi) bén duyên với cây đàn piano từ lúc 5 tuổi do thừa hưởng năng khiếu và niềm đam mê âm nhạc từ mẹ. Hiếm ai biết rằng hai cô bé tuổi đời còn ít ỏi này đã có gần năm năm cùng nhau chơi đàn và chu du khắp nơi trên thế giới với những bản nhạc cổ điển vốn được xếp vào loại “khó nghe” đối với tuổi teen bây giờ. Chẳng những thế, các em còn mang về cho mình nhiều giải thưởng âm nhạc danh giá tại Nga và châu Âu.
HOÀNG KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Concert Lady Gaga ảm đạm ở Singapore: Đã hết thời sốt vé như Taylor Swift?

Dù được kỳ vọng sẽ nối tiếp cơn sốt ca nhạc khu vực, các buổi biểu diễn của Lady Gaga tại Singapore lại có doanh số ảm đạm và nhu cầu lưu trú sụt giảm đáng kể, trái ngược hoàn toàn với sự bùng nổ từng thấy ở Taylor Swift hay Coldplay.

Concert Lady Gaga ảm đạm ở Singapore: Đã hết thời sốt vé như Taylor Swift?

Tùng leo một ngọn núi tự sự

Sau những concert hoành tráng, chán chê hò reo khản cả giọng, nhạc của Tùng lại khiến người yêu nhạc rơi vào một bầu khí quyển rất khác.

Tùng leo một ngọn núi tự sự

Bằng Kiều nhận xét: Hà Nhi có một giọng hát xoang bẩm sinh

Tại sự kiện có nhiều giọng ca thực lực, Hà Nhi hát live bài mới và nói đàn chị Lệ Quyên hát hay hơn cô. Lệ Quyên 'cãi' và lôi cả anh cả Bằng Kiều vào cuộc.

Bằng Kiều nhận xét: Hà Nhi có một giọng hát xoang bẩm sinh

Kỳ công của André Rieu

Trong thế giới âm nhạc, André Rieu có thể không bao giờ là nghệ sĩ violin vĩ đại nhất, nhưng ông là người phù phiếm nhất.

Kỳ công của André Rieu

Jazz, một gã nghệ sĩ hơi bất cần nhưng luôn thành thật

'Nếu jazz là một con người thì chắc hẳn đó sẽ là một gã nghệ sĩ lang thang, tự do, hơi bất cần, nghịch ngợm, nhưng luôn thành thật một cách lạ lùng. Không ồn ào, chẳng cần chứng minh, nhưng mỗi lần cất tiếng lại khiến người ta phải ngoái nhìn...'

Jazz, một gã nghệ sĩ hơi bất cần nhưng luôn thành thật

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar