23/03/2020 17:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Không phải là 14 ngày cách ly tập trung hay cách ly tại gia, mà là 14 ngày liên tục vẽ ký họa về chủ đề đời sống sinh hoạt “lạ thường” mùa COVID-19.

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Điệu nhảy theo bài hát Ghen Cô Vy nổi tiếng cũng được bà Nguyễn Hiền ký họa

Đây chính là ý tưởng thú vị đang được nhóm Ký họa đô thị Hà Nội vừa "kích hoạt" trong cộng đồng yêu ký họa.

Cuộc thi Thử thách vẽ liên tục 14 ngày mùa COVID-19 cùng nhóm Ký họa đô thị Hà Nội sau 7 ngày đã nhận được khoảng hơn 100 bức ký họa của nhiều người thuộc mọi ngành nghề và lứa tuổi, trong đó có những em bé 7 tuổi và những người cao tuổi.

Các bức vẽ xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống mùa COVID-19 như: ngợi ca đội ngũ y bác sĩ, cuộc sống sinh hoạt gia đình "kỳ lạ" mùa COVID-19 khi cả nhà cùng nhau tập thể dục trước màn hình tivi, con cái học trực tuyến trên truyền hình, mẹ "ngồi yên" trong phòng vẽ "khi Tổ quốc cần ta ngồi yên", hay khu phố Trúc Bạch những ngày cách ly, những hoa quả bổ dưỡng, tăng sức đề kháng cho mùa dịch…

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 2.

Tranh cả nhà tập thể dục trước màn hình tivi để nâng cao sức khỏe, phòng chống COVID-19 của Trần Thị Thanh Thủy

Và không thể thiếu những điều đẹp đẽ của Hà Nội trở thành nguồn vui lớn lao cổ vũ tinh thần cho người dân thành phố này vượt qua những lo lắng mùa dịch như: một căn biệt thự cổ, một cây hoa sưa vẫn bung nở tinh khôi cả góc phố, một bó hoa loa kèn bên khung cửa sổ cũ, một gánh hàng cháo sườn thân thương trên vỉa hè...

"Âm nhạc hay hội họa không hẳn giúp chúng ta ấm bụng nhưng sẽ là cứu cánh, là phương thuốc tinh thần cho mỗi người đi qua khó khăn dễ dàng hơn", kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy - trưởng nhóm Ký họa đô thị Hà Nội - nói về lý do nhóm tổ chức cuộc thi thú vị này.

Chị Thủy cho hay nhóm sẽ tổ chức triển lãm các tác phẩm tốt nhất sau khi kết thúc cuộc thi. Nhóm cũng dự định tổ chức bán đấu giá các tác phẩm, 50% số tiền thu được sẽ góp vào quỹ phòng, chống COVID-19 do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

Một số bức ký họa mùa COVID-19 trong cuộc thi này:

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 3.

Khu cách ly Trúc Bạch của Đặng Trường Giang

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 4.

Thiên thần áo trắng của Đặng Trường Giang

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 5.

Mùa COVID-19, cả ngày của bà là chăm các cháu, tranh của của Minh Lý

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 6.

Đọc sách mùa COVID-19 - Nguyễn Tân 11 tuổi

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 7.

Hà Nội ra đường thời COVID-19, tranh của Sáo Nguyễn

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 8.

COVID-19 cũng không thể thiếu những bó hoa loa kèn trong nhà, tranh của Thu Hương

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 9.

Hoa sưa vẫn nở của Sáo Nguyễn

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 10.

Và hoa tím vẫn nở ngoài sân của Kim Anh

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 11.

Học trực tuyến buổi tối của Trần Thị Thanh Thủy

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 12.

Con học trực tuyến buổi tối của Trần Thị Thanh Thủy

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 13.

Khi Tổ quốc cần ta ngồi yên của Trần Thị Thanh Thủy

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 14.

Khủng long phun lửa thổi bay virus corona của Đình Khoa 7 tuổi

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 15.

Nào mình cùng đeo khẩu trang của Minh Khuê 7 tuổi

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 16.

Phun thuốc khử trùng mùa COVID-19 của Nguyễn Hà Minh Anh 9 tuổi

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 17.

Những đứa trẻ tụ tập về nhà bà mùa COVID-19 của Minh Lý

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 18.

Trà đào cam sả phòng, chống COVID-19 của Lương Vũ Lan Anh

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 19.

Một biệt thự Pháp cổ xinh đẹp trên phố vắng lặng mùa COVID-19 của Phạm Thanh Sơn

Hà Nội yêu thương, Hà Nội lạ kỳ qua ký họa mùa COVID-19 - Ảnh 20.

Và những gánh cháo sườn thân thuộc vẫn không thể vắng bóng trên hè phố Hà Nội, tranh của Nam Phong

Mùa dịch ở nhà suốt ngày, tha hồ giải trí: Đọc sách, nghe nhạc, xem phim, nấu ăn

TTO - Ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến cuộc sống của người Việt đã có nhiều thay đổi. Người dân bắt đầu tổ chức cuộc sống tại nhà, làm việc, mua sắm và giải trí trực tuyến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar