08/04/2022 11:08 GMT+7

Hà Nội tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Sáng 8-4, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã tổ chức kỳ họp thứ 4. Đây là kỳ họp chuyên đề đầu tiên của năm 2022 và nhiệm kỳ 2021-2026 của HĐND TP để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Hà Nội tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc - Ảnh: HĐND TP Hà Nội

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết kỳ họp chuyên đề lần này nhằm quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Cụ thể, HĐND TP sẽ xem xét và quyết định về kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và phân bổ vốn thuộc kế hoạch đầu tư công cấp TP năm 2022 với nội dung: Tăng cường nguồn lực đầu tư cho 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa; bổ sung kế hoạch đầu tư công và bố trí vốn năm 2022 đối với 10 dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp TP.

"Đây là những dự án trọng điểm, cấp bách, đủ điều kiện để bổ sung triển khai, thực hiện trong năm 2022", ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, HĐND TP cũng xem xét, thông qua chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của TP, trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường, đê điều, thủy lợi, nông nghiệp...

Hà Nội tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự kỳ họp - Ảnh: HĐND TP Hà Nội

Đặc biệt, HĐND TP cũng xem xét và quyết định các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai tại thủ đô.

"Trên cơ sở đó, UBND TP phối hợp Thường trực HĐND TP chuẩn bị hồ sơ để trình HĐND TP ban hành nghị quyết chuyên đề về các biện pháp đẩy nhanh tiến độ, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai", ông nói.

Tại kỳ họp này, UBND TP Hà Nội đã trình HĐND TP phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư 44 dự án đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 tại thủ đô, với tổng mức đầu tư dự kiến gần 10.421 tỉ đồng.

Kỳ họp thứ 2 HĐND TP Hà Nội: Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh ảnh hưởng dịch COVID-19

TTO - Sáng nay 22-9, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 2 HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. HĐND TP Hà Nội dự kiến sẽ xem xét 15 báo cáo và 18 nghị quyết.

PHẠM TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ lúa mới.t

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Mây dông tràn từ Campuchia về TP.HCM, Củ Chi đã mưa, dự báo đến 65mm

Chiều 14-5, mây dông tiếp tục phát triển mạnh từ hướng Tây mở sang phía TP.HCM ra Biển Đông. Đến cuối giờ chiều, Củ Chi đã có mưa.

Mây dông tràn từ Campuchia về TP.HCM, Củ Chi đã mưa, dự báo đến 65mm

Cát miền Tây giá cao và nhỏ giọt, vành đai 3 TP.HCM còn chờ hơn 3,7 triệu m³ để đắp nền

Nếu không sớm thay đổi biện pháp thi công trong bối cảnh thiếu cát san lấp, mục tiêu cơ bản hoàn thành dự án vành đai 3 TP.HCM vào cuối năm nay là một thách thức rất lớn.

Cát miền Tây giá cao và nhỏ giọt, vành đai 3 TP.HCM còn chờ hơn 3,7 triệu m³ để đắp nền

Phương án bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Phú Thọ

Dự kiến có 4.405 cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình đăng ký lưu trú tại tỉnh Phú Thọ sau khi hợp nhất.

Phương án bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Phú Thọ

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Lực lượng công an dẫn đầu về số lượng góp ý sửa Hiến pháp qua VNeID

Thiếu tá Trần Duy Hiển - phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết đã có gần 745.000 người dân tham gia góp ý sửa Hiến pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó ngành công an dẫn đầu với hơn 16.000 cán bộ tham gia.

Lực lượng công an dẫn đầu về số lượng góp ý sửa Hiến pháp qua VNeID
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar