10/11/2023 20:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hà Nội: tăng 35 người cho HĐND TP, giảm 6.000 đại biểu HĐND phường

Nội dung trên được đưa ra và bàn tại phiên thảo luận tại tổ về Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: GIA HÂN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: GIA HÂN

Thảo luận tại tổ về Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ đây là dự án luật có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, đồng thời là thủ đô của cả nước.

Đề xuất tăng 35 người cho HĐND TP, giảm 6.000 đại biểu HĐND phường 

Về mô hình tổ chức chính quyền của TP Hà Nội, ông Vương Đình Huệ nói có điểm khác biệt với mô hình của TP.HCM và Đà Nẵng.

Qua tổng kết thí điểm, mô hình chính quyền đô thị của Hà Nội dường như phù hợp hơn vì chỉ bỏ HĐND cấp phường, còn chính quyền ở nông thôn vẫn giữ HĐND và UBND; ở đô thị vẫn giữ HĐND quận, huyện nên sau tổng kết muốn luật hóa nội dung đã đủ “chín” này.

Về số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội, dự luật đề xuất tăng từ 90 lên 125 đại biểu. Qua nghiên cứu, đề xuất này hoàn toàn phù hợp với nghị quyết của trung ương vì khi không tổ chức HĐND cấp phường, Hà Nội giảm 6.000 người, mà chỉ đề xuất tăng 35 người cho HĐND TP.

“Về nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực HĐND TP, việc phân cấp, phân quyền cho HĐND TP là cần thiết thí điểm để sau này tổng kết, đánh giá.

Tới đây, cần nghiên cứu thể chế hóa, quy định một số quyền hạn riêng, phù hợp cho thường trực HĐND”, ông Vương Đình Huệ nói.

Bày tỏ đồng tình với quy định về phân cấp một số thẩm quyền đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu HĐND TP Hà Nội có thể quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỉ đồng.

Ông nói TP cần được ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá riêng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển.

Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai các dự án, đặc biệt dự án đường vành đai 4 còn một số vướng mắc trong thời gian qua, ông Dũng cho rằng song hành cùng các quy định giao thẩm quyền về chủ trương, các quy định pháp luật khác cũng phải đi theo.

Về nội dung di dời cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, ông Dũng đề nghị để đẩy nhanh quá trình thực hiện cần giao thêm thẩm quyền cho thành phố.

Cắt điện để không xảy ra tình trạng vi phạm của doanh nghiệp

Chiều 10-11, cũng thảo luận tại tổ về Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (TP.HCM) quan tâm đến quy định về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thủ đô.

Theo đó, dự thảo luật bổ sung 3 lĩnh vực Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định, gồm phòng cháy, chữa cháy; vệ sinh an toàn thực phẩm và quảng cáo.

Quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, phòng cháy, chữa cháy.

Đồng tình với dự thảo luật, ủng hộ biện pháp cắt nước, cắt điện tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, phòng cháy, chữa cháy, bà nói khi sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính, TP.HCM từng có nhiều ý kiến đề nghị sử dụng biện pháp này khi người vi phạm không thực hiện quyết định xử phạt hành chính.

Song khi đó, nhiều đại biểu cho rằng việc này ảnh hưởng đến quyền con người.

"Ngừng cấp điện để không xảy ra tình trạng vi phạm của doanh nghiệp chứ không phải ngừng cung cấp điện cho hộ dân. Khi Hà Nội đề xuất bổ sung biện pháp này, tôi hoàn toàn đồng ý.

Ở đây phân định rất rõ việc ngừng cung cấp để ngăn xảy ra hành vi vi phạm, chứ không phải gây ảnh hưởng đến người dân", bà Tuyết nêu.

Quan tâm đến mô hình thành phố trong thành phố Hà Nội, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP.HCM) cho rằng quyền hạn của mô hình này trong dự thảo luật còn mờ nhạt, chủ yếu dừng ở tổ chức bộ máy và đề nghị nghiên cứu phân cấp mạnh hơn, giao thêm nhiệm vụ cho mô hình thành phố trong thành phố.

"Báo cáo thẩm tra nói mô hình đó chưa có ở Hà Nội nên cần có thời gian, nhưng tôi nghĩ thể chế cần đi trước một bước. Thực tiễn ở TP.HCM đã có, đó là TP Thủ Đức. Hà Nội cần mạnh dạn hơn trong việc thực hiện mô hình này", bà Hạnh nêu.

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 2 thành phố mới của Hà Nội

Dự án Luật Thủ đô sửa đổi đã đề xuất quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền 2 thành phố mới sẽ thành lập thuộc thủ đô Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng ở những khu vực nào?

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng từ 1-7-2026 trong khu vực vành đai 1. Vậy xe máy sẽ không được chạy những đường, khu vực nào?

Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng ở những khu vực nào?

Nam thanh niên giật dây chuyền vàng của cụ bà 83 tuổi bán vé số

Nam thanh niên ở Đà Nẵng vờ mua vé số rồi bất ngờ giật sợi dây chuyền vàng cụ bà đeo trên cổ.

Nam thanh niên giật dây chuyền vàng của cụ bà 83 tuổi bán vé số

Đề xuất giảm đến 70% tiền đất chuyển từ nông nghiệp sang đất ở trong hạn mức

Dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định 103/2024 mới đây đã bổ sung quy định giảm tiền đất đến 70% khi chuyển mục đích sang đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.

Đề xuất giảm đến 70% tiền đất chuyển từ nông nghiệp sang đất ở trong hạn mức

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Một số tin tức đáng chú ý: VietinBank rao bán tòa tháp chục nghìn tỉ tại Ciputra Hà Nội; Sử dụng sai vốn huy động từ cổ đông, một doanh nghiệp địa ốc bị phạt nặng; TP.HCM thông báo 3 địa điểm tiếp công dân của Ban Tiếp công dân...

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thời tiết hôm nay 13-7: Duyên hải Nam Trung Bộ nắng nóng, các vùng còn lại mưa dông

Hôm nay, thời tiết mưa chiếm ưu thế, hầu như các vùng đều có mưa rào đến mưa to, chỉ riêng các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nắng nóng.

Thời tiết hôm nay 13-7: Duyên hải Nam Trung Bộ nắng nóng, các vùng còn lại mưa dông

Làm rõ vụ livestream cảnh người phụ nữ nghi bị đánh trong phòng trọ ở phường Thủ Dầu Một, TP.HCM

Lực lượng chức năng phường Thủ Dầu Một, TP.HCM đang xác minh, làm rõ vụ người phụ nữ ôm con nhỏ bị người đàn ông tát liên tiếp vào mặt, livestream trên mạng xã hội.

Làm rõ vụ livestream cảnh người phụ nữ nghi bị đánh trong phòng trọ ở phường Thủ Dầu Một, TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar