14/07/2020 10:27 GMT+7

Hà Nội: sau 5 năm có nhiều thay đổi

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, hiện TP đã hoàn thành nhiều dự án giao thông có ý nghĩa quan trọng giải quyết bức xúc dân sinh, giảm ùn tắc, góp phần kết nối giao thông với các tỉnh lân cận.

Hà Nội: sau 5 năm có nhiều thay đổi - Ảnh 1.

Dự án tuyến cầu cạn Mai Dịch - cầu Thăng Long đang gấp rút hoàn thành - Ảnh: NAM TRẦN

Kết quả này có được từ quyết tâm thực hiện nghị quyết của HĐND TP Hà Nội năm 2015 về chương trình mục tiêu giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016 - 2020.

Đất dành cho giao thông tăng lên

Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hiện Hà Nội đã hoàn thành 5 tuyến đường giao thông liên vùng kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận gồm 4 tuyến đường cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng, Hòa Lạc - Hòa Bình, Hà Nội - Bắc Giang, Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2 và 1 cầu vượt sông (cầu Văn Lang trên tuyến Ba Vì - Việt Trì).

Ngoài ra, Hà Nội đã hoàn thành 5 công trình cầu vượt tại các nút giao thông trọng điểm: cầu vượt ở nút giao Cổ Linh, Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, nút giao trung tâm quận Long Biên, cầu vượt Bắc sông Hồng, cầu vượt An Dương và đã hoàn thiện kết nối một số đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3. TP cũng đã cải tạo, mở rộng tuyến đường đê từ An Dương - khách sạn Thắng Lợi.

Cũng theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, đến hết năm 2019, đã hoàn thành 5 cầu vượt dành riêng cho người đi bộ, mục tiêu trong năm 2020 tiếp tục hoàn thành 12 cầu vượt cho người đi bộ trên địa bàn.

Về vận tải hành khách công cộng, trong giai đoạn 2016 - 2019, TP Hà Nội đã mở 33 tuyến xe buýt, nâng tổng số tuyến xe buýt toàn TP lên 124 tuyến. Mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 30/30 quận, huyện, thị xã; 453/484 số xã, phường, thị trấn; 27/27 khu công nghiệp.

Theo giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, sau khi Thủ tướng phê duyệt đồ án quy hoạch giao thông thủ đô năm 2016, sự gia tăng tỉ lệ diện tích đất dành cho giao thông tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đã thay đổi rõ.

Năm 2015, tỉ lệ diện tích đất dành cho giao thông đạt 8,65% diện tích đất xây dựng đô thị, đến cuối năm 2019 đạt 9,75% và dự kiến đến hết năm 2020 đạt khoảng 10,05%.

Trong thực hiện nghị quyết HĐND năm 2015, kế hoạch của TP năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, nhằm xử lý, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, theo báo cáo của UBND TP, số điểm ùn tắc đã giảm theo từng năm.

Năm 2016 có 41 điểm, năm 2017 giảm còn 37 điểm, 2018 giảm còn 33 điểm, đến cuối 2019 giảm còn 27 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông.

Nhiều công trình hoàn thành trong năm nay

Mới đây, trong kiểm tra 5 công trình giao thông trọng điểm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đặc biệt lưu ý các đơn vị thi công phải đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành trong năm 2020 - 2021, góp phần giảm ùn tắc.

Cụ thể, với dự án mở rộng tuyến đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long - dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và là tuyến giao thông huyết mạch kết nối từ nội thành đi sân bay Nội Bài, dự án cầu cạn trên cao đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội khẩn trương thi công, hoàn thiện trong tháng 9-2020.

Với dự án, cầu cạn trên cao đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long - dự án do Bộ GTVT thực hiện, ông Huệ yêu cầu phối hợp chặt chẽ để hoàn thành toàn bộ tuyến đường trên cao này vào ngày

10-10. Dự án cầu vượt tại nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên phải hoàn thành đúng tiến độ vào dịp 2-9.

Với dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - ngã tư Sở, kết hợp với mở rộng làn đường phía dưới - dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BT, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng tập trung giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công. Với phần đường trên cao đoạn ngã tư Sở đến ngã tư Vọng, ông Huệ "chốt" tiến độ hoàn thành trong dịp 2-9.

Còn toàn bộ phần mở đường phía dưới đoạn từ Vĩnh Tuy đến ngã tư Vọng hoàn thành trước ngày 30-12, toàn bộ dự án hoàn thành cuối năm 2021.

Về các dự án đường sắt đô thị, TP Hà Nội đang phối hợp với Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc với dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, mục tiêu đưa vào vận hành trong năm 2020. Còn với dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội, mục tiêu phấn đấu đưa vào vận hành trong tháng 4-2021.

Hà Nội nắn lộ trình 400 xe khách để chống kẹt xe

TTO - 400 xe khách từ các địa phương khi “quá giang” qua Hà Nội để đến các địa phương khác sẽ phải thay đổi lộ trình khi đi qua địa phận thành phố Hà Nội.

XUÂN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Theo Thủ tướng, việc miễn viện phí cho nhân dân được yêu cầu xác định lộ trình sớm nhất có thể.

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

UBND TP Nha Trang vừa trình phương án bố trí trụ sở làm việc của các phường mới. Hàng loạt trụ sở cơ quan tại trung tâm TP sẽ dôi dư khi sắp xếp các đơn vị hành chính thành 4 phường mới.

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Đà Nẵng đã có phương án sơ bộ bố trí 4 địa điểm làm chỗ ở cho cán bộ công chức Quảng Nam sau khi sáp nhập Đà Nẵng làm việc.

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Thời gian gua, cơ quan chức năng TP.HCM đã liên tục kiểm tra cơ sở kinh doanh lòng heo ở các quận huyện nhưng không thấy sản phẩm lòng se điếu.

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt

Dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt sẽ khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án.

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar