04/12/2010 18:17 GMT+7

Hà Nội: Đối phó với... loa phường

CÔ CÚ
CÔ CÚ

TTC - Cứ 5g chiều, loa phường gần cơ quan nhà cháu lại bắt đầu buổi phát thanh. Hôm nay, các anh ấy “phát thanh” về vấn đề tiêu chuẩn tuyển nghĩa vụ quân sự.

Nhà cháu đàn bà, lại quá tuổi nghĩa vụ, tuổi con cháu thì lại chưa tới, nhưng đến giờ là phải nghe loa phường, kể cả giờ cao điểm sếp giục bài giục vở, con chưa ai đón, chồng đang chê.

Phóng to

Hôm loa nói chuyện đền bù giải tỏa, hôm nói chuyện chống HIV, hôm phát dân ca, nhạc cổ truyền... Tưởng nhà mình thông thạo tin xã hội nhất, thì chị bạn bảo loa phường chị có hôm phát cả tin <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Cuba được mùa mía, mừng nhưng mà mệt lắm! <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Thời buổi thành phố nhà ai cũng có tivi, đọc báo hàng ngày, dân công chức còn lướt mạng liên tục, thì nghe loa phường làm gì nhỉ? Chị Ngân phàn nàn loa phường chị vừa phổ biến kế hoạch tiêm ngừa cho trẻ em, dọn vệ sinh cho phong quang sạch sẽ, kế hoạch diệt loăng quăng ngừa sốt xuất huyết, vừa biến thành phương tiện “báo chí địa phương”, chuyên cập nhật tin tức trên báo trước đó vài tuần rồi... đọc lại.

Chị Ngân bảo 3 năm trước nhà chị ở Cổ Nhuế (Hà Nội), ở đó loa phường suốt ngày nhưng xe cộ nhiều, tiếng ồn nọ át tiếng ồn kia. Giờ chuyển lên gần Nhổn, hôm loa phường cho hát dân ca, lúc lại đọc tin tiêu chảy. Chị làm việc khuya, cứ tắt máy tính lên giường là sợ không ngủ nhanh đến giờ mở đài phường thì mất ngủ, sợ thành ra khó ngủ, rồi mất ngủ triền miên...

Phát thanh viên loa phường “cây nhà lá vườn”, lắm hôm nói ngọng, cứ 5g sáng lại “Đây là đài phát thanh thôn Phù Nưu”, mà người ta là Phù Lưu rõ ràng. Có chị “nôn nao” thì cứ đọc là “lôn lao”, làm nông nghiệp thì cứ “nàm lông nghiệp”, “lông sản phẩm”, làm chị em ngại quá! Có anh phát thanh viên thỉnh thoảng lại “À quên”, “Xin lỗi tôi đọc lại”.

Một gia đình cách bờ hồ Hoàn Kiếm gần 10km, tiết kiệm làm văn phòng tại nhà, kêu Trời vì ngày nào cũng 2 tăng loa phường sáng từ 5g - 6g30, chiều từ 16g30 - 18g30, mà cả 3 loa của huyện, xã và khu tập thể cũng chĩa vào nhà mới ác, đau đầu không chịu nổi! Tối ông xã chị làm cái gậy, giống hình cái câu liêm có móc sắt trên đầu, tối ra ban-công dứt hết cả dây, thế là yên.

Một nhà khác cũng loa phường chĩa thẳng vào nhà. Loa nói đủ chuyện, từ lãi suất của ngân hàng chính sách, thông báo tuyển sinh học nghề, gương người tốt việc tốt, rồi đến thơ của các cụ hưu trí, và cả bài “phường ca”, “bức tử” cái loa thì không dám, cả nhà đành trốn biệt cả ngày đến tối mới về.

Nhưng chạy trời không khỏi nắng, dạo đại lễ 1.000 năm Thăng Long vừa rồi, đến cơ quan lại nghe đủ các bài hát về Hà Nội. Chị bảo rằng hay thì thật là hay, nhưng mà nhiều quá, cứ như ăn phở trước cho 1 thìa bột ngọt, giờ cho 3 thìa ấy!

Một nhà khác cầu viện đến internet. Nhà ấy chụp ảnh bộ loa 6 chiếc trên chiếc cột tròn nhẵn, trơn ở gần nhà, đưa lên mạng. Hảo hán các nơi lao vào giúp đỡ, nhưng rồi đều chịu, vì đó là hệ thống loa không dây, không có gì mà dứt, đành đứng giậm chân mà uất ức thôi. Có ông tức loa phường quá, liền làm thơ chế giễu, nhưng loa vẫn cứ đều đều mỗi ngày...

Có người bảo loa phường không có tội, nó cần mẫn đến thế, lo đủ thứ chuyện thông tin công ích, không có loa thì lấy đâu ra cán bộ đi từng nhà thông báo? Nhưng có nhất thiết loa phường ngày nào cũng phát vào giờ cố định, với đủ các nội dung từ phường ca, đọc tin tức trên báo, phát dân ca, nhạc cổ truyền, hay thơ các cụ hưu trí? Loa có nên chỉ “lên tiếng” khi có thông tin công ích cần thông báo?

Từ 2006, có ông quan chức Hà Nội bảo sẽ có hệ thống loa chỉ 100.000 cái lắp vào mỗi nhà, ai thích thì lắp, ai không thì thôi, muốn nghe loa thì bật, mà không nghe thì tắt. Vì sao mà 2010 rồi, mình nhiều lúc không muốn vẫn phải nghe loa?

Phóng to

Tuổi Trẻ Cười số 417 ra ngày 1-12-2010hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

CÔ CÚ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

​Mừng năm Bính Thân - bàn chuyện khỉ khọt

TTC - Trong tiếng Việt, từ khỉ thường mang sắc thái tiêu cực, không mấy hay ho gì.

​Mừng năm Bính Thân - bàn chuyện khỉ khọt

​Khỉ Thất Sơn

TTC - Loài khỉ sống gắn liền với núi rừng, ở miệt Cà Mau khỉ sống trong rừng đước, rừng tràm; còn ở An Giang khỉ sống trên núi. Trên núi có rừng, có cây ăn quả, có hang động nên khỉ sống thành bầy đàn và khá “an cư lạc nghiệp”.

​Khỉ Thất Sơn

Quen mắt quen tay!

Vạn sự trên đời đều bắt đầu từ thói quen, cũng như thoạt kỳ thủy loài người đi bằng tứ chi rồi nâng cấp dần lên thành chân ra chân, tay ra tay vậy.Từ hôm loài người phát hiện ra đôi tay có công dụng riêng, phiền toái bắt đầu.

Quen mắt quen tay!
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar