20/12/2016 10:00 GMT+7

​Hà Nội còn trên 200 nhà ‟siêu mỏng, siêu méo”

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Trong tổng số trên 500 công trình ”siêu mỏng, siêu méo”, Hà Nội còn tồn đọng 214 trường hợp đã có phương án xử lý song chưa giải quyết dứt điểm, chủ yếu tập trung tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân.

Kết quả tái kiểm tra của năm 2015 và kiểm tra năm 2016 cho thấy, Hà Nội có tổng số có 552 trường hợp nhà ‟siêu mỏng, siêu méo”, trong đó đã giải quyết 338 trường hợp, đạt 61,2%. Các trường hợp tồn đọng đã có phương án xử lý song chưa giải quyết dứt điểm là 214/552 trường hợp, đạt 38,8%, chủ yếu tập trung tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân.

Theo báo của thành phố, sau khi Tổ công tác liên ngành thực hiện tái kiểm tra để giải quyết tồn đọng năm 2015 và phát sinh năm 2016, cơ bản UBND các quận/huyện và chính quyền cơ sở đã xác định trách nhiệm trong công tác quản lý. Về cơ bản, các địa phương đã có sự chủ động thực hiện công tác quản lý, đã đủ điều kiện để kiểm soát các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng.

Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra, Chủ tịch UBND quận/huyện nào sâu sát, chỉ đạo quyết liệt thì tại địa bàn đó kiểm soát tốt, không để phát sinh các công trình siêu mỏng, siêu méo; các Chủ tịch UBND quận/huyện nào không quan tâm, quyết liệt chỉ đạo thì tại địa bàn đó, việc giải quyết các tồn tại từ trước còn rất hạn chế.

Nguyên nhân khách quan được TP. Hà Nội nêu ra là do cơ chế, chính sách trong một số lĩnh vực (đất đai, GPMB, cấp phép xây dựng...) chưa đồng bộ; việc bố trí vốn ngân sách để thu hồi diện tích đất ngoài chỉ giới, quỹ nhà tái định cư còn hạn chế. Lộ trình thực hiện xây dựng, cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch hoặc thiết kế đô thị hai bên tuyến đường một phần phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của người dân.

Một bộ phận người dân cũng như cán bộ thực thi chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm. Một số công trình thuộc diện cắt xén đủ điều kiện để tồn tại, tuy nhiên do điều kiện tài chính nên người dân bước đầu chỉ sửa chữa tạm (giữ nguyên hiện trạng), chưa xây dựng, chỉnh trang theo thiết kế đô thị.

Nguyên nhân chủ quan được xác định là một số quận chưa chủ động hướng dẫn cho người dân trong việc chuyển nhượng đất, để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn hợp thửa, hợp khối. Sự phối hợp giữa UBND các quận và các chủ đầu tư tuyến đường lên phương án thu hồi đất ngoài chỉ giới (với diện tích dưới 15m2) để sử dụng vào mục đích công cộng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Các công trình trên các thửa đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang trong quá trình hợp thửa đất, phần công trình trên diện tích đất này đã được đền bù theo phương án GPMB được duyệt nhưng chưa được các quận/huyện kiên quyết thực hiện phá dỡ nên người dân đã tự ý cải tạo.

Chính quyền địa phương và các chủ đầu tư tuyến đường chưa quyết liệt thực hiện việc thu hồi đất ngoài chỉ giới sau khi hết thời hạn hợp thửa, hợp khối (30 ngày) theo quy định.

Giải pháp được Hà Nội xác định trong thời gian đối với công trình đã xây dựng và đưa vào sử dụng trước năm 2005 là Sở Xây dựng chủ trì phối hợp chỉ đạo các quận/huyện cùng chính quyền cơ sở tiếp tục tuyên truyền người dân hợp thửa hợp khối hoặc lập dự án thu hồi khi đủ điều kiện về bố trí vốn. Đối với dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư khảo sát, bố trí đủ kinh phí thu hồi đất ngoài chỉ giới.

Ngoài ra, các quận, huyện phải tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động để người dân được biết và chấp hành; hướng dẫn cho người dân các thủ tục hành chính khi thực hiện hợp thửa hợp khối cũng như xây dựng công trình; quyết liệt thực hiện việc thu hồi đất ngoài chỉ giới sau khi hết thời hạn hợp thửa, hợp khối theo quy định.

Các quận, huyện và chủ đầu tư các tuyến đường phải chuẩn bị đủ kinh phí, lên phương án thu hồi đất ngoài chỉ giới để sử dụng vào mục đích công cộng nếu việc hợp thửa, hợp khối không thực hiện được. Triển khai phá dỡ toàn bộ phần công trình còn lại ngoài chỉ giới với những thửa đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng; xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm trật tự xây dựng; hướng dẫn người dân cải tạo chỉnh trang công trình đảm bảo quy định.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: nhà ở

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 8h: Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ; Điều kiện của Nga để ông Putin gặp ông Zelensk

Điểm tin cùng bạn 8h ngày 18-5-2025: Đề xuất 'yêu cầu cấp thiết' để Đà Lạt thoát nạn kẹt xe; Các ‘ông lớn’ Meta, Google, TikTok, Microsoft… đã nộp 5.100 tỉ tiền thuế; Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer…

Điểm tin 8h: Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ; Điều kiện của Nga để ông Putin gặp ông Zelensk

Điểm tin 18h: Phá rào cản cho start-up Việt cất cánh; Ông Trump sa thải gần 600 nhân viên đài VOA

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 17-5-2025

Điểm tin 18h: Phá rào cản cho start-up Việt cất cánh; Ông Trump sa thải gần 600 nhân viên đài VOA

‘Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay’

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12-5), Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức chuỗi hoạt động có chủ đề “Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay”.

‘Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay’

Check in 'nóc nhà Mỹ Tho' - Central Plaza Hotel

Khách sạn Central Plaza 22 tầng ở Mỹ Tho (Tiền Giang) không chỉ là nơi nghỉ dưỡng cao cấp, mà còn là nơi có không gian thu giãn và ngắm hoàng hôn sông Tiền, Mỹ Tho về đêm tuyệt đẹp.

Check in 'nóc nhà Mỹ Tho' - Central Plaza Hotel

Apple đối mặt áp lực về việc chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã yêu cầu Apple hạn chế việc xây dựng thêm các nhà máy tại Ấn Độ và thay vào đó mở rộng hoạt động tại Mỹ.

Apple đối mặt áp lực về việc chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Tranh luận về việc trả phí cho hoạt động cứu hộ ở núi Phú Sĩ

Một cuộc tranh luận đã nổ ra tại các thành phố gần biểu tượng của Nhật Bản này về việc liệu có nên buộc những người leo núi trái mùa phải tự chi trả chi phí cứu hộ hay không.

Tranh luận về việc trả phí cho hoạt động cứu hộ ở núi Phú Sĩ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar