25/01/2014 08:55 GMT+7

Hà Lan giúp người nghiện rượu quá nặng sống có ích

HỒNG VÂN (theo BBC)
HỒNG VÂN (theo BBC)

TTO - Tặng bia cho ma men để họ nhặt rác trên đường phố - đây là ý tưởng tưởng chừng gây "sốc' nhưng lại được người dân và chính quyền Hà Lan ủng hộ thực hiện.

Họ lý giải: những biện pháp nhằm cải tạo các ma men hạng nặng vô phương cứu chữa trước đây đã lỗi thời và cách tiếp cận mới cần được nhân rộng ra nhiều nơi.

Phóng to
Ma men lượm rác ở Amsterdam

Khi y học vô phương cứu chữa

Rene, một người nghiện rượu không nhà cửa, không việc làm, lượm các mảnh giấy gói vương vãi ngoài đường phố thay vì lang thang vạ vật. Nỗ lực phi thường này là để đàng hoàng nhận lấy những chai bia cho thú vui say xỉn 30 năm nay của ông.

“Tôi có bốn con và ba người vợ, nhưng rượu đã đặt dấu chấm hết cho tất cả. Tôi không còn gặp họ, họ cũng chẳng biết tôi ở đâu, sống hay chết. Giờ tôi chỉ có rượu. 30 năm rồi, khi vui, khi buồn, chỉ có rượu là luôn ở bên tôi. Tôi từng có nhà lầu, xe hơi xịn nhưng tin tôi đi, nếu làm lại cuộc đời, tôi cũng sẽ sống chết với anh bạn này”.

Ánh mắt của người đàn ông nhìn xuống và dừng lại ở lon bia thứ ba trong ngày trên tay, khi mới 11g30.

Người nghiện rượu tham gia chương trình này phải cam kết không ngủ trong công viên mà tập trung ở một ngôi nhà cộng đồng, quản lý bởi tổ chức Cầu Vồng. Đây là một tổ chức tư nhân nhưng phần lớn ngân sách hoạt động được rót từ chính phủ, nhằm giúp đỡ những người vô gia cư, nghiện ma túy và nghiện rượu.

Rene là một trong 20 người nghiện tham gia sáng kiến của Cầu Vồng, triển khai tại một khu vực nhỏ của Amsterdam. Họ bắt đầu lượm rác trên đường phố từ 9g-15g mỗi ngày để đổi lấy bia, thuốc lá và cơm trưa. Trong căn nhà cộng đồng, nhiều người còn tự nấu ăn cho mình.

Làm một việc có ích còn hơn không làm gì

“Họ thích nấu ăn, điều mà họ thậm chí không biết là mình có thể làm”, quản lý dự án, chị Janet van de Noord chia sẻ. “Rất khó để giúp những người nghiện nặng từ bỏ thói quen uống rượu mọi lúc mọi nơi vì bất cứ lý do gì của mình. Chúng tôi đã thử tất cả những cách có thể nghĩ ra. Và đây là sáng kiến duy nhất có vẻ như có hiệu quả. Có thể chúng tôi không thể giúp họ trở thành những người tốt hơn, nhưng cho họ cơ hội có cuộc sống chất lượng hơn và cũng tốt cho tất cả mọi người. Những người vô gia cư say xỉn này đang cống hiến cho xã hội. Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc “chi phí và hiệu quả”. Nếu bắt một người say xỉn, xã hội cũng mất rất nhiều chi phí liên quan. Do đó, chúng tôi không thấy lý do gì các nước khác không thử áp dụng”, chị Janet cho biết.

Rất nhiều người Hà Lan ủng hộ cách tiếp cận khác thường này. Thay vì bị tẩy chay, nhu cầu của những người nghiện nặng được lồng ghép vào trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người nghiện rượu đều tình nguyện tham gia chương trình này và cam kết từ bỏ băng ghế công viên.

Tổ chức Cầu Vồng rất lạc quan về sự thành công của họ và hi vọng dự án sẽ tiếp tục được tài trợ và nhân rộng. Nhiều thành phố khác của Hà Lan cũng đang cân nhắc học hỏi mô hình này.

Một chuyên gia của trung tâm cai nghiện tại Amsterdam cho biết dự án là một sáng kiến để làm việc với nhóm đối tượng khó tiếp cận và góp phần giảm nguy cơ cho xã hội, tương tự như việc hỗ trợ cai nghiện bằng methadone cho người nghiện ma túy.

“Nó có thể cho họ cơ hội làm điều gì đó với cuộc đời mình. Chắc chắn là bạn sẽ luôn phải giám sát thật kỹ một dự án kiểu như thế này để đảm bảo nó không khuyến khích người ta nghiện rượu. Do đó, chỉ có những người nghiện rượu sống lang thang trên đường phố, không có việc làm mới được tham gia chương trình”.

Tổ chức Cầu Vồng cho rằng với một số người tình trạng nghiện rượu nặng là không thể thay đổi và sáng kiến của họ là cách duy nhất để tiếp cận, vì Rene và những ma men khác chỉ đến khi còn những lon bia.

Nhưng cho dù động cơ của họ có là gì, có lẽ đây là dự án đầu tiên mà người say có cơ hội làm điều gì đó tích cực tại chính cộng đồng mà họ từng bị xem thường.

HỒNG VÂN (theo BBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Hai bệnh nhân trẻ tại TP.HCM đã phải nhập viện trong tình trạng ngất, co giật tay chân, suy hô hấp khi tham gia giải chạy tại sân vận động Thống Nhất.

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Trẻ sơ sinh bị sinh non, nặng 2kg, nhập viện do thủng dạ dày được các bác sĩ Bệnh viện Quảng Trị mổ cấp cứu trong thời gian vàng, kịp thời cứu sống cháu bé.

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar