26/09/2024 10:42 GMT+7

‘Hà bá’ lăm le nhà dân ở làng gốm Kim Lan

Chỉ trong vòng khoảng hơn một tháng, hàng trăm m² đất cạnh sông Hồng của người dân làng gốm Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã bị cuốn phăng.

‘Hà bá’ lăm le nuốt nhà dân ở làng gốm Kim Lan - Ảnh 1.

"Hà bá" lăm le nuốt nhà dân ở làng gốm Kim Lan

Theo lãnh đạo UBND xã Kim Lan, hai hộ dân có 19 nhân khẩu nằm trong nguy cơ sạt lở cao đã được di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn. Trong khi đó người dân làng gốm Kim Lan lo sợ mất nhà, đất sản xuất.

Sau một đêm mảnh vườn rộng hơn 100m2 "biến mất"

Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online cho thấy tình trạng sạt lở khu vực cạnh sông Hồng trên địa bàn xã Kim Lan có diễn biến phức tạp trong thời gian qua.

Là một trong những hộ dân đã được di dời đến nhà văn hóa của thôn, chiều 25-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị Đỗ Thị Trang Nhung (33 tuổi, thôn 4, xã Kim Lan) cho biết chỉ sau một đêm mảnh vườn rộng hơn 100m2 của gia đình đã bị trôi tuột xuống sông Hồng.

‘Hà bá’ lăm le nuốt nhà dân ở làng gốm Kim Lan - Ảnh 2.

Chị Nhung mong sớm có bờ kè kiên cố để ổn định cuộc sống

"Chúng tôi vô cùng hoang mang vì trước khi xảy ra sạt lở đất không có biểu hiện gì bất thường. Hôm đó là rạng sáng 11-8, mảnh vườn rộng hơn 100m2 và nhà lán sản xuất đồ gốm đã bị trôi xuống sông Hồng. Đến ngày 13-9 tôi và người thân tận mắt nhìn thấy nhiều cây trong vườn cao hơn 10m bị cuốn phăng xuống sông, vài giây sau không còn thấy ngọn nữa", chị Nhung kể.

Theo chị Nhung, đến ngày 22-9 thì khu vực gia đình chị sinh sống lại tiếp tục xảy ra sạt lở vào sát móng nhà. "Gia đình tôi ở đám đất có sổ đỏ, ông cha đã bao đời ở đây làm nghề gốm. Mong muốn TP Hà Nội sớm kè đoạn bờ sông Hồng này để người dân yên tâm sản xuất", chị Nhung nói.

Là một trong những gia đình có xưởng sản xuất gốm gần điểm sạt lở ở thôn 4, anh Nguyễn Văn Toản (34 tuổi) cho hay do đặc thù làm gốm nên người dân rất cần quỹ đất rộng để sản xuất. Thời gian gần đây tình hình sạt lở diễn ra liên tiếp nên người dân rất lo lắng.

"Thiên tai, lũ lụt không thể nói trước được nên rất mong Nhà nước đầu tư kinh phí làm bờ kè kiên cố...", anh Toản nói.

‘Hà bá’ lăm le nhà dân ở làng gốm Kim Lan - Ảnh 3.

Nhiều diện tích đất của người dân đã bị cuốn xuống sông Hồng - Ảnh: DANH KHANG

Để ngăn sạt lở cần bờ kè dài 2km bao quanh xã Kim Lan?

Ông Lê Văn Thuận - phó chủ tịch UBND xã Kim Lan - cho biết từ đầu tháng 8 đến nay hàng trăm m2 đất của xã đã trôi xuống sông Hồng. Trước tình hình sạt lở, lãnh đạo huyện Gia Lâm, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã kiểm tra, khảo sát, lên phương án làm bờ kè dài khoảng 300-400m.

"Một diện tích đất rất lớn của xã đã bị cuốn xuống sông Hồng. Để xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở, theo tôi thì cần phải xây dựng bờ kè dài khoảng 2km bao quanh xã Kim Lan", ông Thuận nói.

Theo ông Thuận, cả xã có khoảng 330 hộ dân làm nghề gốm trong làng gốm cổ Kim Lan. Đối với hộ dân sản xuất gốm bị ảnh hưởng do sạt lở phải di dời đến nhà văn hóa được chính quyền địa phương tạo điều kiện để hoạt động nghề trong thời gian chờ xây dựng bờ kè.

Ngày 26-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trương Văn Học, phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, cho biết Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã trình UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án cấp bách để xử lý sự cố sạt lở mới xảy ra ở xã Kim Lan. Trước mắt có thể làm bờ kè dài khoảng 300-400m.

Theo lãnh đạo huyện Gia Lâm, trong thời gian tới lực lượng chức năng sẽ tiến hành khảo sát bờ sông Hồng trên địa bàn toàn xã Kim Lan, từ đó đề xuất giải pháp lâu dài, ổn định cho người dân.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng cho biết dự án bờ kè cứng ở bờ sông Hồng trên địa bàn xã Kim Lan đã được đơn vị này trình lên UBND TP Hà Nội xem xét, phê duyệt.

Theo UBND xã Kim Lan, tại thôn 5 và thôn 4 nguy cơ sạt lở vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, ăn sâu vào nhà dân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do mực nước sông Hồng lên cao rồi rút nhanh và nền đất yếu.

Tại thôn 4 tình trạng sạt lở bắt đầu từ ngày 12-8. Đến ngày 16-9, chiều dài khu vực sạt lở khoảng 110m, rộng 5-10m, cung sạt lở cách công trình nhà dân gần nhất 1m. Ngày 17-9, cung sạt lở có chiều dài khoảng 100m, ăn sâu vào đất liền rộng từ 2-12m.

Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ cho thấy đến nay khu vực thôn 4 đã xuất hiện thêm nhiều điểm sạt lở mới.

Lào Cai: Sạt lở vùi lấp 5 người trong một nhà, lũ sông Hồng tràn vào đường phố

Lúc 9h sáng 9-9 đã xảy ra vụ sạt lở làm đổ sập hoàn toàn ngôi nhà của hộ Vàng Seo Khoa tại thôn Hấu Dào, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà khiến 5 người bị vùi lấp, 1 người bị thương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Tối 16-5, Thủ tướng có công điện gửi yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực  thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar