25/04/2013 17:49 GMT+7

GS Nguyễn Thanh Liêm tham dự Hội nghị ngoại nhi châu Á - TBD

H.T.H
H.T.H

TTO - Vừa qua, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec - đã tham dự Hội nghị ngoại nhi các nước châu Á - Thái Bình Dương (PAPS) tại Thung lũng Hunter, bang New South Wales (Úc) từ ngày 6 đến 12-4.

Phóng to
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Phóng to

GS Nguyễn Thanh Liêm tham dự Hội nghị ngoại nhi các nước châu Á - TBD (PAPS)

PAPS là hội nghị ngành ngoại nhi uy tín trên thế giới, được thành lập với mục đích đẩy mạnh quan hệ hợp tác giáo dục và xã hội giữa các quốc gia thành viên. Đến nay, PAPS đã quy tụ một đội ngũ bác sĩ phẫu thuật nhi khoa, các giáo sư hàng đầu thế giới từ các quốc gia bên bờ Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... với tổng số 351 thành viên.

Tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đã chủ trì một phiên báo cáo và trình bày hai công trình nghiên cứu khoa học. Công trình khoa học thứ nhất của giáo sư đánh giá kết quả điều trị của 547 bệnh nhân u nang ống mật chủ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là báo cáo có số lượng bệnh nhân u nang ống mật chủ lớn nhất và tỉ lệ thành công cao nhất trên thế giới.

Với công trình khoa học thứ hai, giáo sư đã so sánh kết quả điều trị còn ống động mạch bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực và bít ống bằng dù hoặc bằng coil qua đường mạch máu. Lần đầu tiên, bằng phương pháp nghiên cứu chuẩn mực (phân nhóm ngẫu nhiên), GS Nguyễn Thanh Liêm đã chứng minh phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị dị tật còn ống động mạch ở trẻ em an toàn hơn và có giá thành chỉ bằng một nửa so với bít ống bằng đường mạch máu.

Cả hai trình bày của GS TS Nguyễn Thanh Liêm đều được bạn bè đồng nghiệp quốc tế đón nhận và đánh giá rất cao.

Từng được đào tạo về phẫu thuật nhi tại các quốc gia Thụy Điển, Pháp, Nhật, Úc, Mỹ, Hàn Quốc và với nhiều năm kinh nghiệm, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm không chỉ là chuyên gia phẫu thuật ngoại nhi đầu ngành VN với nhiều ca phẫu thuật thành công về tách các cặp song sinh dính nhau, ghép gan, ghép thận, ghép tủy, mà còn được giới chuyên môn thế giới công nhận là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi cho bệnh nang ống mật chủ (hơn 500 ca) và bệnh thoát vị cơ hoàng bẩm sinh (hơn 200 ca).

Ông còn là thành viên của nhiều hiệp hội y khoa uy tín trong nước và quốc tế như: chủ tịch Hội Phẫu thuật nhi khoa Việt Nam (VAPS), phó chủ tịch Hội Phẫu thuật nhi khoa châu Á (AAPS), thành viên Hội Phẫu thuật nhi khoa Thái Bình Dương (PAPS), thành viên và đồng chủ tịch hội đồng khoa học của Hiệp hội Phẫu thuật nội soi nhi khoa quốc tế (IPEG)…

H.T.H

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar