21/02/2020 13:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Greta Thunberg lập quỹ vì sự bền vững của xã hội và môi trường

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Nhà hoạt động vì khí hậu Greta Thunberg 17 tuổi sẽ sử dụng số tiền thưởng 1 triệu crown Thụy Điển (tương đương 100.000 USD) của giải Right Livelihood mà cô nhận được tháng 12-2019 để thành lập Quỹ Greta Thunberg.

Greta Thunberg lập quỹ vì sự bền vững của xã hội và môi trường - Ảnh 1.

Nhà hoạt động vì khí hậu Greta Thunberg thành lập quỹ môi trường mới mang tên mình - Ảnh: AFP

Quỹ Greta Thunberg có sứ mạng "thúc đẩy sự bền vững xã hội và môi trường sinh thái".

Trước đó, tháng 1-2020, Greta đã tiết lộ về dự định thành lập một quỹ để sử dụng các khoản tiền cô nhận được từ bản quyền sách, tiền quyên góp và các giải thưởng được trao.

Trong tuyên bố ngày 20-2, Ole von Uexkuell, giám đốc điều hành Quỹ Right Livelihood trụ sở ở Thụy Điển, nhận định quỹ mang tên Greta sẽ "mang đến sức ảnh hưởng lớn và tạo ra một sự thay đổi rất cần thiết".

Năm ngoái, Greta Thunberg được trao giải thưởng hòa bình dành cho trẻ em, vì những nỗ lực kêu gọi chống biến đổi khí hậu tạo hiệu ứng tích cực trong giới học sinh toàn cầu. Cô cũng được tạp chí Time bình chọn làm Nhân vật của năm 2019.

Vấn đề khí hậu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Trước thách thức toàn cầu, nhiều cá nhân có uy tín trên thế giới đã tài trợ các nghiên cứu và hành động chống lại biến đổi khí hậu. 

Mới đây nhất, Jeff Bezos, nhà sáng lập Tập đoàn thương mại điện tử Amazon, người giàu nhất thế giới, tuyên bố dành 10 tỉ USD tài trợ cho các nhà khoa học, nhà hoạt động, tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức khác giúp bảo vệ môi trường, chống lại các tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Ngoài Bezos, những tên tuổi khác như gia đình Bill Gates, tỉ phú Michael Bloomberg và nhà quản lý quỹ dự phòng Tom Steyer của Microsoft cũng là những người hỗ trợ giải quyết khủng hoảng khí hậu. 

Hiện tượng Greta Thunberg và phong trào 'Những thứ sáu vì tương lai'

Hôm 15-3 vừa rồi, ở 123 nước khắp các châu lục, khoảng 1,4 triệu người - đa số là học sinh, sinh viên và thanh niên - đã đồng loạt xuống đường tranh đấu. Họ tham gia một phong trào mới để lên tiếng đòi hành động chính trị thích đáng trước khủng hoảng khí hậu. Phong trào này tự xưng là “Những thứ sáu vì tương lai” (Fridays for Future), xuất phát từ thái độ kiên quyết của một cô gái trẻ người Thụy Điển mới 16 tuổi tên là Greta Thunberg.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giải cứu rắn tại TP.HCM: Những người trẻ bảo vệ bò sát hoang dã

Gặp nhau vì chung đam mê và tình yêu với loài rắn nói riêng, bò sát nói chung, một nhóm bạn trẻ tại TP.HCM thành lập nhóm cứu hộ, giải cứu rắn, bảo vệ và giáo dục về loài vật hay bị "gieo tiếng ác" này.

Giải cứu rắn tại TP.HCM: Những người trẻ bảo vệ bò sát hoang dã

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Trận mưa như trút nước tối 5-7 khiến nước chảy qua đoạn đường Âu Cơ rất dữ tợn và đã cuốn một người đàn ông xuống kênh thoát nước.

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định công đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi của cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi sắp xếp.

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar