22/07/2025 17:04 GMT+7

Gói đồ ăn thừa ở đám tiệc mang về, kém văn minh hay nên làm?

Nhiều bạn đọc tranh luận về chuyện gói đồ ăn thừa từ đám cưới hoặc tiệc tùng để mang về nhà. Luồng ý kiến cho rằng đó là cách tiết kiệm, văn minh, nhưng cũng có nhiều ý kiến nói việc này không nên.

đồ ăn - Ảnh 1.

Gói đồ ăn thừa ở đám tiệc mang về, nên hay không? - Ảnh: TTO

Bài viết "Gói đồ ăn thừa ở đám cưới, tiệc tùng mang về để tiết kiệm thì có gì sai?" trên Tuổi Trẻ Online đã nhận được nhiều lượt tương tác từ bạn đọc. Có người xem đó là chuyện bình thường, thực tế và tiết kiệm, nhưng cũng có người xem đây là hành động không hay.

Đồ ăn vừa đặt xuống bàn tiệc là lập tức chia phần

Bạn đọc Khai Phong cho rằng: "Nếu bạn trả tiền bàn ăn nhà hàng, bạn có quyền mang thức ăn về khi không ăn hết. Còn bạn đi dự tiệc, kể cả tiệc cưới, bạn không trả tiền cho thức ăn đó, lấy tư cách gì mà... 'gói mang về'?".

Cũng theo bạn đọc này, tiền mừng cưới là để "góp vốn" cho vợ chồng mới cưới, chứ không phải trả bữa ăn. Vì vậy việc gói đồ ăn là thất lễ, chỉ chủ tiệc mới có quyền quyết định phần dư.

Phản hồi ý kiến này, bạn đọc có email bien****@gmail.com viết ngắn gọn: "Chuẩn"! Còn bạn đọc Nhật Tuấn xác nhận: "Mình đồng ý với ý kiến của bạn".

"Cái khó chịu nhất là mấy chị vừa ngồi bàn ăn, món vừa lên là tự động chia phần, làm người muốn ăn cũng thấy ngại…", bạn đọc Nguyễn Văn Phúc kể lại tình huống khiến nhiều người ngại ngùng.

Tài khoản e-mail bele****@gmail.com nêu quan điểm: "Đi ăn tiệc mà cho đồ ăn vào bọc, việc này hơi khó coi".

Bạn đọc Nhung chia sẻ một trải nghiệm mà bản thân từng gặp phải. Đó là khi món xôi vừa đặt xuống bàn là một bà chị lập tức đứng dậy chia phần cho mỗi khách, rồi trút hết phần còn lại vào bịch ni lông để sẵn, không cần biết 9 người còn lại như thế nào… "Rất, rất nhiều lần tôi chứng kiến và ngao ngán", bạn đọc này viết.

Bạn đọc có e-mail vang****@gmail.com cho rằng: "Dư thì để lại cho gia chủ còn chia cho dòng họ phụ đám mấy ngày. Tôi chứng kiến có đám xong đến chiều gia chủ muốn làm bàn tiệc nhỏ ăn trong nhà cũng chẳng còn gì…".

Theo bạn đọc Trần Quang Dinh, đây là việc "hết sức tế nhị", bởi "phe mang về hay phe không mang về đều có cái lý của họ". Riêng anh chọn không mang về vì thấy kỳ.

Là việc làm văn minh, đáng khuyến khích?

Ở chiều ngược lại, nhiều bạn đọc cho rằng gói đồ ăn thừa không hề xấu, thậm chí đáng làm.

Bạn đọc Bảo Ngọc thể hiện rõ chính kiến: "Đã đến lúc chúng ta nên bỏ đi những định kiến về việc gói đồ ăn thừa. Đây không phải là hành động keo kiệt hay kém sang, mà là sự thông minh, thực tế".

Bạn đọc Khả Tú đồng tình: "Theo tôi, việc gói đồ ăn thừa ở đám cưới, tiệc tùng mang về không hề sai, mà thậm chí còn là hành động văn minh".

Trong khi đó, bạn đọc Gia Linh cho rằng việc tận dụng tối đa thức ăn còn thừa là một thói quen tốt cần được khuyến khích. Bởi không nên lãng phí quá đồ ăn.

Bạn đọc Linh chia sẻ miễn sao đó là đồ thừa thật sự, không phải chia của trước, và không gói khi mọi người còn đang ăn. 

Bạn đọc có e-mail maid****@gmail.com cũng nêu thực tế đồ ăn thừa ở nhiều đám tiệc, ở nhà hàng quá phí, mắc cỡ sĩ diện ngại mang về thôi, chứ không ai cấm.

"Ăn tiệc cưới bên Mỹ chủ đám tiệc khuyến khích mang thức ăn dư về. Ở quê nhà bây giờ chuyện này bình thường", bạn đọc có e-mail son***@gmail.com cho biết.

Một số bạn đọc còn cho rằng đó là nét văn hóa. Như chia sẻ của bạn đọc Sao Xẹt về phong tục quê mình: "Người đi dự tiệc cưới chỉ ăn đồ có nước và cơm canh. Còn đồ khô ráo thì chia nhau mang về cho người ở nhà. Gia chủ cũng chuẩn bị sẵn túi đựng… Ai cũng cười, chẳng ai xấu hổ".

Bạn đọc Anh Thư Nguyễn đưa ra góc nhìn dung hòa: "Vừa lên món hoặc còn đang ăn mà gói đem về là vô duyên. Nhưng cả bàn ăn xong rồi mà còn dư, ai muốn đem về là việc của họ. Đừng tham lấy nhiều quá, cũng tội cho gia chủ chịu 'lỗ' tiệc".

"Lấy trực tiếp trên bàn thì kỳ. Tốt hơn là chờ hết tiệc xin gia chủ hoặc chờ gia chủ tự cho thì tốt hơn", bạn đọc Meo Meo gợi ý.

Bạn đọc Giáo Thép đúc kết rằng không có đúng, không có sai ở đây. Đúng sai, tốt xấu là do nhận thức, giáo dục gia đình và vùng miền. Bạ đọc kể thêm một câu chuyện đẹp: một người bạn gói toàn bộ tôm luộc, nho mang đi, hóa ra là để chia cho lũ trẻ nghèo ở nhà trọ.

Gói đồ ăn thừa ở đám cưới, tiệc tùng mang về để tiết kiệm thì có gì sai?

Với không ít người, đi ăn đám cưới, tiệc tùng rồi mang cả tôm hấp, cả con gà bó xôi... đem về trở thành chuyện bình thường. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng làm như vậy thì 'mất mặt' quá.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Trạm y tế cấp xã sẽ là đơn vị sự nghiệp hoàn chỉnh

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có trả lời ý kiến của cử tri về đề xuất sáp nhập các trạm y tế xã, phường mới.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Trạm y tế cấp xã sẽ là đơn vị sự nghiệp hoàn chỉnh

Người dân nuôi chim diều lửa không giấy tờ là phạm luật

Dù việc nuôi chim diều lửa cần phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, nhưng vẫn có người mang loài chim này đến bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TP.HCM để huấn luyện cho chim bay lượn cũng như quay clip đăng lên mạng xã hội.

Người dân nuôi chim diều lửa không giấy tờ là phạm luật

Mỗi con chữ chẩn đoán của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến cả mạng người, mong bác sĩ cẩn trọng

Theo bạn đọc, việc chẩn đoán khác biệt giữa hai cơ sở y tế là điều không thể chấp nhận.

Mỗi con chữ chẩn đoán của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến cả mạng người, mong bác sĩ cẩn trọng

Cán bộ Gia Lai về công tác tại trụ sở mới được hỗ trợ 6 triệu đồng/tháng

Mỗi cán bộ tỉnh Gia Lai từ Pleiku về công tác tại trụ sở tỉnh mới ở Quy Nhơn được hỗ trợ 6 triệu đồng/tháng cho chi phí đi lại và tiền thuê nhà.

Cán bộ Gia Lai về công tác tại trụ sở mới được hỗ trợ 6 triệu đồng/tháng

Tạm ngưng các tàu cao tốc đi Côn Đảo do ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng bão số 3, hai hãng tàu cao tốc Phú Quốc Express và Phú Quý Express tạm ngưng tuyến ra Côn Đảo từ 21 đến 25-7.

Tạm ngưng các tàu cao tốc đi Côn Đảo do ảnh hưởng bão số 3

Việt Nam muốn đăng cai World Cup: Lo phát triển kinh tế trước khi xây sân vận động xứng tầm?

Rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online tranh luận xoay quanh câu chuyện Việt Nam cần làm gì nếu muốn tham gia liên minh đăng cai World Cup?

Việt Nam muốn đăng cai World Cup: Lo phát triển kinh tế trước khi xây sân vận động xứng tầm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar