05/05/2012 04:33 GMT+7

Gỗ sưa đã lọt về xuôi

LAM GIANG
LAM GIANG

TT - Đã có khá nhiều gỗ sưa từ vùng rừng Hung Trí được đưa trót lọt về xuôi. Trong khi vẫn còn hàng trăm người “cố thủ” trong rừng thì một số lượng lớn thương lái và bảo kê đang ùn ùn tiến vào rừng...

Phóng to

Thương lái mua rễ cây sưa tại xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch). Người dân cho biết đây là rễ của ba cây sưa vừa bị đốn trong rừng Phong Nha - Ảnh: Lam Giang

Ngày 3-5, chúng tôi tiếp cận được một số người dân đi rừng về ở các xã Sơn Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch (vùng đệm của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Những người này khẳng định đã có khá nhiều gỗ sưa (còn gọi là gỗ huê) từ vùng rừng Hung Trí, địa điểm tìm thấy ba cây gỗ sưa thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, lọt về xuôi.

Ngày 4-5, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình thông báo bán một lô gỗ sưa đã tịch thu từ nhiều tháng trước đây, nặng 58kg với giá khởi điểm 750 triệu đồng.

Trong vai người đi tìm mua gỗ sưa, chúng tôi đã tiếp cận được một người dân ở xã Sơn Trạch vừa từ rừng ra. Nhóm của anh này đã lấy được một phách gỗ sưa dài hơn 2m, rộng gần 50cm, nặng 65kg. Theo giá bán hiện tại ở địa bàn xã, tấm gỗ sưa này có trị giá khoảng 1 tỉ đồng. Chúng tôi còn tận mắt thấy nhiều sản phẩm khác của cây sưa như rễ, cành, ngọn... mà người dân đã mót từ rừng trong những ngày qua. Thương lái đã lùng sục mua bằng hết, không để sót một mẩu.

Đến ngày 4-5, trong khu vực rừng Hung Trí vẫn còn hàng trăm người dân tụ tập nhằm mót gỗ sưa hoặc gùi thuê gỗ ra khỏi rừng. Thông tin từ một người dân đang có mặt tại Hung Trí cho biết trong rừng còn có thêm một số lượng khá đông thương lái mua gỗ, các “lực lượng” bảo kê cho đầu nậu mua gỗ và người đã đốn hạ ba cây sưa.

Ngày 30-4, kiểm lâm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã phát hiện và thu giữ 18 viên đạn AK trong gùi của một nhóm người dân vứt lại khi bỏ chạy ở khu vực thuộc xã Xuân Trạch. Một người dân đang có mặt tại Hung Trí cho biết cũng trong đêm 30-4, tại đó đã xảy ra một vụ va chạm bằng vũ khí giữa những người vào rừng với nhau, khiến một người dân ở xã Phúc Trạch bị thương.

Ông Nguyễn Văn Hiền - bí thư Đảng ủy xã Phúc Trạch, nơi cư trú của nhóm người đã đốn hạ ba cây gỗ sưa - cho biết đã vận động người dân trở về và đừng tiếp tục vào rừng nhưng họ nói là gỗ vẫn đang cất giấu trong rừng thì họ chưa về.

LAM GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar