22/12/2020 15:22 GMT+7

Gõ chữ không cần bàn phím, lái xe không cần vô lăng, liệu có thể?

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Nhóm kỹ sư tại Đại học California (Mỹ) vừa phát minh một thiết bị cảm biến kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng nhận diện cử chỉ bàn tay, có tiềm năng ứng dụng trong bộ phận cơ thể giả và tương tác không chạm.

Gõ chữ không cần bàn phím, lái xe không cần vô lăng, liệu có thể? - Ảnh 1.

Nhóm kỹ sư tại Đại học California phát minh thiết bị nhận diện cử chỉ bàn tay thông qua tín hiệu điện ở cẳng tay - Ảnh: ĐẠI HỌC CALIFORNIA

Theo trang tin công nghệ Tech Xplore, thiết bị có khả năng xác định cử chỉ của bàn tay chỉ cần thông qua tín hiệu điện ở cẳng tay. Hệ thống này bao gồm các cảm biến sinh học kết hợp AI, dự kiến sẽ được dùng để điều khiển các bộ phận cơ thể giả hoặc tương tác với bất kỳ thiết bị điện tử mà không cần chạm.

Việc đọc các cử chỉ bàn tay là một cách để cải thiện tương tác giữa con người với máy tính. Thật ra có nhiều cách để làm được điều này, ví dụ như dùng camera và "thị giác máy tính", tuy nhiên thiết bị mới của nhóm kỹ sư là phương án mang đến sự riêng tư cho người sử dụng.

Thiết bị này được công bố trên tạp chí Nature Electronics vào ngày 21-12.

Để tạo hệ thống nhận diện cử chỉ bàn tay, nhóm đã thiết kế một dải băng đeo tay có thể đọc tín hiệu điện tại 64 điểm khác nhau trên cẳng tay. Tín hiệu điện sau đó được chuyển vào một con chip điện tử, được lập trình với một thuật toán AI có khả năng liên kết giữa tín hiệu điện với cử chỉ bàn tay cụ thể.

Nhóm đã dạy cho thuật toán nhận diện thành công 21 cử chỉ, bao gồm giơ ngón cái, nắm chặt bàn tay, mở thẳng bàn tay, giơ từng ngón và đếm số.

Trong tương lai gần, hệ thống này không chỉ được áp dụng vào các bộ phận giả cho người khuyết tật mà còn mở ra khả năng tương tác không chạm với nhiều thiết bị. Ta có thể tưởng tượng viễn cảnh gõ máy tính không dùng bàn phím, chơi trò chơi không dùng điều khiển cầm tay hay kể cả lái xe không cần đến vô lăng.

Tuy thiệt bị này chưa sẵn sàng tung ra thị trường nhưng nhóm kỹ sư cho biết nó chỉ cần trải qua thêm một vài đợt chỉnh sửa nữa là có thể trở thành sản phẩm thương mại.

Điểm độc đáo của thiết bị này chính là tích hợp được cảm biến sinh học, công nghệ xử lý và phiên dịch tín hiệu cùng với trí tuệ nhân tạo vào cùng một hệ thống tương đối nhỏ gọn và ít tốn năng lượng.

‘Phích cắm thông minh’ báo động cấp cứu người già sống cô đơn

TTO - Văn phòng quận Nowon tại Hàn Quốc triển khai dự án lắp ‘phích cắm thông minh’ giúp phát hiện tình huống khẩn cấp của những người trung niên và người già sống một mình.

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'

Nhiều đại biểu kiến nghị cần làm rõ các khái niệm về dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ và có biện pháp quản lý với những trường hợp giao dịch, đặc biệt trên môi trường điện tử.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar