26/10/2012 07:01 GMT+7

Giúp việc nhà không chỉ là một nghề

PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH (Hà Nội)
PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH (Hà Nội)

TT - Từ trước đến nay, giúp việc nhà hoặc công việc nội trợ không được coi là việc làm. Trong danh mục các nghề của Việt Nam (và nhiều nước khác) đều quan niệm công việc gia đình/nội trợ đồng nghĩa với thất nghiệp?

Phóng to
Cần “luật hóa” giúp việc nhà thành một nghề. Trong ảnh: một người giúp việc nhà cho một gia đình ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM

Đây là một quan điểm không đúng, dù nhìn từ góc độ kinh tế hay quan điểm giới. Ai cũng biết người giúp việc ngoài chuyện ăn, ở họ còn có lương, bài viết trên Tuổi Trẻ đề cập nhóm nghiên cứu cho biết mức trung bình là 2.742.000 đồng, mức lương này chỉ bằng 70% lương của người giúp việc gia đình tôi.

Từ quan điểm giới, công việc nội trợ/giúp việc nhà đều do phụ nữ đảm nhận, và nhiều đức lang quân đều quan niệm người vợ nội trợ là không làm gì, thậm chí có người còn coi vợ ở nhà nội trợ là ăn bám chồng.

Đây là quan niệm sai lầm và đậm tính bất bình đẳng giới. Nhà kinh tế học người Mỹ Peter S.Arno và các cộng sự đã thực hiện lượng hóa giá trị cho mỗi giờ chăm sóc gia đình là 8 USD, họ ước tính giá trị thực tế của công việc chăm sóc gia đình của cả nước Mỹ là 196 tỉ USD (năm 1997).

Còn các nghiên cứu về công việc gia đình ở Pháp đã ước tính giá trị của các công việc gia đình bằng 48-65% GDP. Năm 1995, Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc đã tính rằng công việc nội trợ của phụ nữ trên toàn thế giới có giá trị 11.000 tỉ USD. Số tiền này bằng 110 năm GDP của Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ ngày 20-10 có bài viết “”, về điều này Bộ luật lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua lần đầu tiên đã có định nghĩa về người giúp việc gia đình. Trong các nghị định hướng dẫn, có đề nghị đưa nghề giúp việc gia đình vào danh mục nghề nghiệp quốc gia, người giúp việc gia đình được ký hợp đồng lao động như người làm các nghề nghiệp khác, có quyền được chăm sóc y tế, được đào tạo, cung cấp kỹ năng sống...

Trên thực tế, nhiều người giúp việc nhà đã được hưởng các chế độ như vậy. Ví dụ như những người giúp việc nhà được đào tạo tại trung tâm do một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội tổ chức. Họ đã được hưởng các chế độ như công chức, mỗi tháng có đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và 6% lương cho phí quản lý. Từ năm 2005 đến nay, gia đình tôi có người giúp việc được đào tạo ở trung tâm này. Cô ấy có hợp đồng lao động và có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Thời gian làm việc nhà của cô ấy là từ thứ hai đến thứ bảy, nghỉ chủ nhật và các ngày lễ, tết.

Tuy nhiên, vẫn rất cần “luật hóa” nghề giúp việc nhà thành một nghề như những nghề khác. Điều này không chỉ giúp những người giúp việc tự do (không tham gia các trung tâm đào tạo, giới thiệu việc làm) có quyền của người lao động, và pháp luật sẽ bảo vệ họ khi chủ nhà vi phạm hợp đồng.

Nhưng điều quan trọng hơn là để nam giới và toàn xã hội thay đổi nhận thức về công việc nội trợ: phải coi làm việc nhà cũng là lao động. Và lao động gia đình có giá trị không kém gì việc đi làm có lương, kinh doanh, sản xuất..., thậm chí còn quan trọng hơn nhiều vì nó còn nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước.

PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH (Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar