12/03/2020 07:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giúp cho con không căng thẳng thời dịch COVID-19

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Tính tới ngày 11-3, theo UNESCO, đã có hơn 363 triệu học sinh các cấp ở 32 nước tại 3 châu lục buộc phải nghỉ học vì dịch bệnh COVID-19 và con số này chắc chắn sẽ còn tăng trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.

Giúp cho con không căng thẳng thời dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Trẻ em ở nhà trong lúc đáng lẽ phải đi học luôn là tình huống thách thức với các bậc phụ huynh (ảnh minh họa) - Ảnh: REUTERS

Trong khi các trường hối hả triển khai công tác dạy và học qua mạng, các bậc phụ huynh cũng đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để vừa đảm bảo việc học tập tại nhà cho con vừa duy trì cuộc sống theo nếp bình thường nhất có thể. Tuy nhiên, thời gian nghỉ học quá lâu kéo theo rất nhiều hệ lụy.

Tất cả cùng căng thẳng

Những lời phàn nàn phổ biến nhất là chuyện trẻ dành quá nhiều thời gian lên mạng, không có ranh giới rõ ràng giữa việc học ở nhà và học ở lớp (mà bây giờ tất cả đều là bài tập về nhà). Một vấn đề đáng lo không kém nữa là tâm trạng đơn độc, buồn tẻ, thậm chí stress của trẻ khi không được gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với bạn.

"Nhiều trẻ cảm thấy tình trạng này thật khó chịu và chúng rất cô độc" - ông Stephen Dare, trưởng Học viện Hong Kong (một trường tư với 600 học sinh tuổi từ 3-18, đã phải đóng cửa từ tháng 2) - chia sẻ với trang tin Quartz. "Chúng nhớ những lúc được chơi với các nhóm bạn và có thể chia sẻ mọi điều với nhau" - ông nói thêm.

Các bậc phụ huynh dĩ nhiên cũng vô cùng căng thẳng. Người lo con mất thời gian học tập, rơi rớt kiến thức, người lo con không kịp chuẩn bị cho những kỳ thi quan trọng hoặc thậm chí những kỳ thi đó không thể diễn ra.

Các giáo viên thì phát đuối vì gần như ngay lập tức bị thử thách trước những yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi sang phương pháp dạy học trực tuyến. Không ít giáo viên phải chật vật chỉ dẫn kiến thức qua những phương tiện và giải pháp công nghệ mà chính bản thân họ còn gặp nhiều khó khăn để sử dụng.

Giúp cho con không căng thẳng thời dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Đồ họa: VIỆT THÁI

Để con hiểu chúng không cô đơn

Sự kết nối xã hội là điều rất quan trọng với sự tồn tại của con người, và khi phải nghỉ học thì điều quan trọng này đã bị cắt đứt. Cha mẹ cần suy nghĩ sáng tạo trong việc giúp trẻ tìm ra thời gian cũng như không gian để kết nối với mọi người.

Chẳng hạn, Học viện Hong Kong đã tổ chức ngày tập thể thao trực tuyến cho các học viên, một mặt giúp các em có sự vận động thể chất, mặt khác vẫn duy trì cảm giác kết nối cộng đồng. Cha mẹ cũng có thể tạo điều kiện cho con trải nghiệm niềm vui nấu nướng và chia sẻ các công thức nấu ăn chúng biết với bạn bè.

Bà Ellen Mahoney - CEO tổ chức Sea Change Mentoring chuyên hỗ trợ các trường quốc tế những sáng kiến giáo dục - gợi ý những trang web hướng dẫn luyện tập thể chất trực tuyến như YogaGlo, Nerd Fitness, các video trên kênh YouTube của Yoga with Adriene hay hướng dẫn của chương trình Scientific 7-minute Workout.

Có thể nhiều em không hề biết vào lúc này đang có ít nhất hơn 363 triệu người đi học khác (trong đó hơn 300 triệu học sinh từ mầm non tới cấp III) cũng đang phải ở nhà "chán chết" như mình. Hãy nói với chúng đang có ít nhất 16 nước trên thế giới đóng cửa trường học toàn quốc để chúng không thấy chỉ có mình đang bị đơn độc, khổ sở.

Cũng theo bà Mahoney, cha mẹ cũng nên trò chuyện để con hiểu có những phản ứng cảm xúc bình thường trước một khủng hoảng như sợ hãi, hoang mang, tức giận, tội lỗi, xấu hổ, nhục nhã, đau khổ và thương xót. Trẻ có thể sẽ trải qua những cảm xúc này ở những lần khác và điều đó là bình thường.

Phụ huynh cũng cần nói với con rằng còn có những người khác lúc này, trong đó có các thầy cô giáo và chính bản thân cha mẹ, cũng có thể đang trải qua một số cảm giác này. Bà Mahoney cho rằng đây có thể là thời điểm tốt để cha mẹ dạy trẻ cách tự hiểu bản thân và có lòng trắc ẩn, cảm thông với người khác, một bài học hi vọng sẽ còn ở lại mãi với trẻ ngay cả khi dịch bệnh COVID-19 này rốt cuộc cũng sẽ qua đi.

Thiết lập nề nếp mới ở nhà

Nhằm hỗ trợ giáo viên tại các trường học trên thế giới và các phụ huynh, bà Ellen Mahoney nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các nề nếp, thói quen. Giống như việc những đứa trẻ có một giờ đi ngủ nhất định sẽ ngủ nhiều và ngon hơn, từ đó sẽ khỏe mạnh hơn; khi trường học đóng cửa, việc thiết lập những nề nếp mới ở nhà càng trở nên quan trọng.

Theo đó, cha mẹ cần thiết lập cho con những kế hoạch cần làm trong nhà. Từ những chuyện đơn giản như mặc quần áo ngay ngắn như những ngày đi học (dĩ nhiên không cần phải mặc đồng phục) thay vì mặc đồ bộ, đồ ở nhà, cho tới các nề nếp sinh hoạt, học tập và vui chơi khác.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên giải thích để các con hiểu, nếu chúng phải học online quá lâu, chúng cần có lúc nghỉ để đi lại, ngắt kết nối và nói chuyện với bạn.

Cách nào giúp con trẻ an toàn trong mùa dịch corona?

TTO - Dịch bệnh do virus corona đang phức tạp, người lớn cần làm gì để con an toàn? Làm sao để con đến trường mà không bị lây nhiễm? Tăng cường đề kháng cho con ra sao?...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar