11/03/2015 09:21 GMT+7

“Giống như chúng con được đi ăn buffet vậy”

MỸ DUNG
MỸ DUNG

TT - Giờ ăn trưa tại một trường, mỗi học sinh sẽ tự lấy khay ăn, khẩu phần ăn của mình rồi về bàn ăn theo quy định của khối lớp...

Học sinh xếp hàng để lấy cơm và thức ăn - Ảnh: Mỹ Dung

Tại Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM) từ đầu năm học 2014-2015, cứ 10g45 hằng ngày, sau khi tan tiết cuối cùng của buổi sáng, học sinh các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 sẽ xếp thành hàng “rồng rắn” đi ra khu nhà ăn của trường. 

Tại đây, mỗi học sinh sẽ tự lấy khay ăn, khẩu phần ăn của mình (cơm, thức ăn, tráng miệng, muỗng...) rồi về bàn ăn theo quy định của khối lớp. Trên bàn đã có sẵn một nồi canh, học sinh sẽ ăn canh theo nhu cầu.

Sau khi ăn xong, các em tiếp tục tự dọn dẹp bát đũa của mình, phân loại rác theo đúng quy định của nhà bếp. Các em cũng tự rửa tay, làm vệ sinh cá nhân trước khi về khu nghỉ trưa đã được trường phân theo lớp.

Ngay cả học sinh khối lớp 1 cũng đã thuần thục với công việc tự phục vụ đó. Trúc Quỳnh, một học sinh, vừa ăn vừa vui vẻ nói: “Con thích cùng các bạn đi lấy thức ăn như thế này, giống như chúng con được đi ăn buffet vậy”.

Nhà ăn của trường được đặt trên khu hành lang, ước chừng mỗi lần có thể chứa 300 học sinh. Cô Nguyễn Thị Kim Hương, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Hiện nay trường có hơn 800 học sinh bán trú nên sẽ chia thành hai ca để ăn trưa.

Trường xây dựng nề nếp tự phục vụ cho học sinh từ đầu năm học 2014-2015 sau khi ban giám hiệu được tham khảo mô hình bữa ăn bán trú chuẩn kiểu Nhật Bản trong dự án Bữa ăn học đường do Sở GD-ĐT TP.HCM và Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tổ chức.

Hai tuần đầu thật sự rất vất vả, nhưng giờ thì đã đâu vào đó. Trường coi việc tự phục vụ bữa trưa cũng là một loại kỹ năng sống cần rèn luyện cho học sinh nên cũng linh hoạt thực hiện trong điều kiện cụ thể của đơn vị”.

Thầy Nguyễn Quang Vinh, trưởng Phòng giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM), cho biết xây dựng trường học bán trú với việc hình thành thói quen tự phục vụ ở học sinh là một trong những nhiệm vụ mà ngành giáo dục tiểu học TP.HCM đề ra trong năm học 2014-2015.

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tự phục vụ bản thân cũng là một kỹ năng cần rèn luyện ở lứa tuổi tiểu học. Hi vọng gia đình sẽ cùng nhà trường xây dựng tốt kỹ năng này cho học sinh. Ở nhà ông bà, cha mẹ cũng nên “nối tiếp” để rèn kỹ năng này cho các em” - thầy Vinh bày tỏ.

MỸ DUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar