02/03/2024 16:29 GMT+7

Giới trẻ uống thuốc chống trầm cảm ngày càng nhiều

Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở giới trẻ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 ập đến.

Kể từ tháng 3-2020, tỉ lệ kê đơn thuốc chống trầm cảm ở thanh niên và thanh thiếu niên đã tăng lên đáng kể - Ảnh: The New York Times

Kể từ tháng 3-2020, tỉ lệ kê đơn thuốc chống trầm cảm ở thanh niên và thanh thiếu niên đã tăng lên đáng kể - Ảnh: The New York Times

Theo một nghiên cứu mới, kể từ tháng 3-2020, tỉ lệ kê đơn thuốc chống trầm cảm ở thanh niên và thanh thiếu niên đã tăng lên đáng kể. Những phát hiện vừa được công bố vào cuối tháng 2 trên tạp chí của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ.

Đơn thuốc chống trầm cảm tăng 66,3%

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra đơn thuốc chống trầm cảm cho thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ từ 12 - 25 tuổi từ năm 2016 đến năm 2022. Trong thời gian đó, tỉ lệ kê đơn thuốc chống trầm cảm hàng tháng tăng đến 66,3%.

Sau tháng 3-2020, tỉ lệ này tăng nhanh hơn 129,6% đối với thanh thiếu niên nữ ở độ tuổi từ 12 - 17 và 56,5% ở độ tuổi từ 18 - 25. Ngược lại, có sự suy giảm ở nam giới cùng nhóm tuổi. Nghiên cứu nhấn mạnh việc sử dụng thuốc chống trầm cảm tăng vọt trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19.

Trước đại dịch COVID-19, tỉ lệ trầm cảm và ý tưởng tự tử trong giới trẻ vốn đã tăng lên. Tuy nhiên từ năm 2020 trở đi, con số này không ngừng tăng và kéo dài kể cả khi đại dịch đã thoái lui.

Trong đại dịch, sự cô lập xã hội, gián đoạn học tập, mất cha mẹ hoặc người chăm sóc vì COVID-19, thất nghiệp hoặc trở thành nạn nhân của lạm dụng thể chất hay tinh thần tại nhà được coi là những yếu tố có thể làm gia tăng các rối loạn sức khỏe tâm thần.

Tiến sĩ Mark Olfson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Columbia, nhấn mạnh các nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng cho thấy căng thẳng, nghịch cảnh và sự gián đoạn xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra đã góp phần làm gia tăng các thách thức về sức khỏe tâm thần, cũng như nhu cầu dịch vụ cho thanh thiếu niên và thanh niên Hoa Kỳ.

"Với sự bùng phát của đại dịch, các dịch vụ sức khỏe tâm thần nhanh chóng chuyển sang hình thức từ xa. Đối với một số người trẻ, điều này mang lại một phương tiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần thuận tiện, riêng tư và ít kỳ thị hơn, bao gồm cả việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm", Olfson nói thêm.

Theo tiến sĩ Lokesh Shahani, bác sĩ tâm thần thuộc Trung tâm Khoa học y tế Đại học Texas tại Houston, sau đại dịch, người trẻ đang phải vật lộn với những lo ngại ngày càng tăng về việc sử dụng mạng xã hội, bạo lực, thiên tai và biến đổi khí hậu.

Sự gia tăng đơn thuốc chống trầm cảm có liên quan đến việc gia tăng tỉ lệ mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần, cũng như phản ánh việc người trẻ nhận được sự chăm sóc ra sao.
TS Shahani

Nữ giới uống thuốc chống trầm cảm nhiều hơn

Nghiên cứu cũng chỉ ra thanh thiếu niên nữ được kê đơn thuốc chống trầm cảm nhiều hơn nam giới. TS Olfson nhấn mạnh, chứng trầm cảm thường đạt đỉnh điểm ở tuổi dậy thì và phổ biến ở nữ giới gấp đôi so với nam giới ở thời gian sau đó.

Các chuyên gia cho rằng một lời giải thích hợp lý khác là nam giới có thể ít tìm kiếm và nhận được sự chăm sóc cho các triệu chứng sức khỏe tâm thần hơn so với nữ giới. 

Họ cũng nhấn mạnh việc chăm sóc sức khỏe từ xa, vốn nổi lên trong giai đoạn đại dịch, có vẻ được nữ giới chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn nam giới.

TS Shahani giải thích hầu hết các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm đều nhẹ và giảm dần trong vòng 1 đến 2 tuần hoặc giảm liều lượng. Ông lưu ý các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, kích động, bồn chồn, đau đầu và thay đổi giấc ngủ.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc chống trầm cảm rất hiếm nhưng có thể xảy ra ở một số người. Vì những lý do chưa được hiểu rõ, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra sự gia tăng ý nghĩ và hành vi tự tử ở một tỉ lệ nhỏ người trẻ tuổi. Tuy nhiên, TS Olfson lưu ý nguy cơ này dường như cao nhất ở giai đoạn đầu điều trị.

Thuốc chống trầm cảm cũng có thể có tác dụng phụ đối với những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Cuối cùng, những người dùng thuốc chống trầm cảm cũng nên lưu ý về khả năng tương tác thuốc. Luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm và không được tự ý sử dụng lại toa cũ.

Người dùng nhiều thiết bị điện tử dễ lo âu, trầm cảm

Việc dùng quá nhiều thiết bị điện tử sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu với sức khỏe tâm lý và thể chất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar