26/01/2016 08:17 GMT+7

Giới hàng không hoan hỉ với thị trường Iran

N.QUÂN
N.QUÂN

TT - Các hãng sản xuất máy bay vô cùng mừng rỡ khi khách hàng lớn Iran thông báo những đơn đặt hàng khủng, đem lại cơ hội kinh doanh lẫn công việc.

Trên đường phố Tehran ngày 20-1. Iran kỳ vọng thu hút du khách sau khi mở cửa trở lại - Ảnh: Reuters

Hẳn Iran quá mừng vui với việc được giải tỏa cấm vận và được lấy lại những khoản tiền lớn bị đóng băng nhiều năm qua. Tehran đã nhanh chóng tuyên bố những đơn hàng lớn mua máy bay vận tải thay thế cho các máy bay đã quá lạc hậu.

Nhu cầu 600 máy bay mới

Theo Reuters, thứ tư 27-1 Tổng thống Iran Hassan Rouhani sẽ đến Pháp với món quà chào sân là đơn hàng 114 chiếc Airbus mua cho Hãng hàng không quốc gia Iran Air.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Iran Asghar Fakhrieh Kashan giải thích rõ hơn: “Iran muốn đặt mua những chiếc Airbus A320, A321 và A330 giao hàng từ nay đến năm 2017. Từ năm 2020, chúng tôi sẽ nhận hàng máy bay A350 và A380, theo đó chúng tôi sẽ mua tám chiếc A380 và 16 chiếc A350”.

Theo ông Kashan, tổng thống đến Paris lần này chỉ là để đặt bút ký thỏa thuận mua vì giá cả đã thảo luận xong hết và chỉ còn bàn thêm chút về các khả năng giao hàng.

Báo Les Echos của Pháp cho biết nhu cầu máy bay của Iran hiện rất lớn. Vài ngày trước, Bộ trưởng Giao thông Iran Abbas Akhoundi từng tuyên bố trước đại diện của khoảng 85 công ty hàng không tụ họp tại một hội nghị lớn về hàng không với chủ đề “Iran 2016” rành rẽ như sau: “Chúng tôi cần 400 máy bay vận chuyển đường dài và 100 máy bay tuyến ngắn”.

Vì lẽ đó Hãng Airbus không phải là tập đoàn duy nhất được vui vẻ với nhu cầu của Iran. Qua các phát ngôn gần đây của một số quan chức Iran có thể thấy Tập đoàn Boeing của Mỹ cũng có thể vớ được hợp đồng khoảng 100 chiếc.

Boeing nhiều khả năng giành được hợp đồng loại máy bay 737 có phần thân nhỏ hẹp và máy bay 777 lớn hơn chuyên phục vụ các chuyến bay dài.

Các tập đoàn Bombardier của Canada, Embraer của Brazil, Sukhoi của Nga và Mitsubishi của Nhật cũng nằm trong danh sách cung cấp hàng cho Iran.

Theo các nhà phân tích của Tập đoàn Airbus, sức tăng trưởng hàng không ở Iran sẽ đạt 5% mỗi năm, cộng với việc thay máy bay mới trong 20 năm tới sẽ buộc Iran phải bỏ tiền túi mua thêm ít nhất 400 máy bay mới.

Tính ra tiền thì đó là bản hợp đồng lên đến 20 tỉ USD. Quá đủ để các tập đoàn sản xuất máy bay nở nụ cười tươi. Thậm chí một bài viết trên tờ báo Iran nói rằng quốc gia này có thể cần tới gần 600 máy bay trong thập kỷ tới cho 15 công ty hàng không của nước này.

Tự tin du lịch bùng nổ

Tehran có lý do để mạnh dạn đầu tư: Iran có vị thế địa lý rất thuận lợi vì nằm ở điểm giữa của châu Á và châu Âu.

Trong mười năm qua, dù tình hình khó khăn nhưng các hãng hàng không của Iran cũng sống được nhờ số khách quốc tế tăng gấp đôi. Vì thế trong vài năm qua, số hãng hàng không tư nhân ở nước này nở rộ với những tên tuổi như Kish Airlines, Qeshm Air hoặc Caspian Airlines.

Thậm chí hãng mới toe như Mahan Airlines cũng hoạt động tích cực đến mức qua mặt cả Iran Air. Vì lẽ đó nay hãng hàng không quốc gia cũng nóng mũi khi tuyên bố mua thêm 20 máy bay từ Boeing và Airbus để phục vụ các chuyến bay ngắn trong nước.

Các nhà phân tích cho rằng các sân bay ở Iran sẽ phải nâng cấp để đón máy bay mới và đón đầu nhu cầu du khách. Đây cũng chính là cơ hội cho nhiều nhà thầu phương Tây.

Hồi tháng 10-2015, Phó tổng thống Iran Masoud Soltanifar nói với Hãng tin AP rằng Tehran đang chuẩn bị cho "một cơn sóng thần du khách" đổ về Iran sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ.

Với các điểm hấp dẫn du khách như thành phố Persepolis, Shiraz, Isfahan, Iran chắc chắn sẽ có tiềm năng về du lịch.

Năm 2014, quốc gia này đã đón hơn 5 triệu du khách, mang lại doanh thu khoảng 7,5 tỉ USD. Ông Soltanifar cho biết Iran đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu hút 20 triệu du khách với doanh thu đạt 30 tỉ USD mỗi năm.

Tony Wheeler, người sáng lập Công ty hướng dẫn du lịch Lonely Planet, cho rằng đây là một con số ấn tượng và có thể đạt được vì như khi Myanmar mở cửa cho đầu tư nước ngoài và số lượng du khách của họ tăng vọt, Iran cũng có thể trải qua một làn sóng như thế.

Iran còn là một điểm đến quan trọng đối với những người hành hương Hồi giáo dòng Shiite - những người đóng góp một phần lớn trong số du khách tới đây hằng năm.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Simon Calder, Iran còn lâu mới có thể trở thành điểm đến chính cũng như các điểm du lịch khác ở khu vực Trung Đông bởi những quốc gia này vẫn bị coi là nguy hiểm và việc thiếu đồ uống có cồn cũng làm mất hứng của du khách.

Việc thiếu phòng khách sạn cũng là một vấn đề, tuy vậy các chuỗi khách sạn quốc tế đang tìm kiếm cơ hội đầu tư. AccorHotels của Pháp - khách sạn sở hữu thương hiệu Novotel và Ibis - đã mở hai khách sạn mới ở Tehran.

Phó tổng thống Masoud Soltanifar cũng khẳng định có đến 1.300 dự án liên quan du lịch đang chờ nhà đầu tư nước ngoài.

Từng có đội máy bay hàng đầu khu vực

Thật ra trước khi bị cấm vận, Iran từng có đội máy bay dân sự lớn nhất trong khu vực. 35 năm qua, do không còn tập đoàn phương Tây nào bán hàng cho Iran nữa nên đội máy bay ở đây đã trở nên lạc hậu vô độ hoặc nhiều chiếc phải nằm nhà ga vì không có phụ tùng thay thế.

Theo thống kê hiện nay Iran có 256 máy bay dân sự có tuổi thọ trung bình 20 năm nhưng chỉ 150 chiếc trong số này còn đang hoạt động. Thậm chí có đến 80% của số 160 máy bay có hơn 110 chỗ ngồi hiện cũ kỹ đến mức phải đưa ra nghĩa địa.

N.QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar