26/09/2023 06:21 GMT+7

Giờ học thêm chèn vô chính khóa, nỗi buồn khó nói của học sinh

Tại nhiều trường tiểu học, THCS ở TP.HCM, những giờ học ngoài giờ lên lớp và giờ học tự nguyện bị xếp xen kẽ với những giờ học trong chương trình phổ thông bắt buộc. Điều này khiến phụ huynh rất đau đầu vì tự nguyện mà như bắt buộc.

Học sinh học CLB sau giờ học chính khóa tại một trường tiểu học ở TP.HCM - Ảnh: MỸ DUNG

Học sinh học CLB sau giờ học chính khóa tại một trường tiểu học ở TP.HCM - Ảnh: MỸ DUNG

Chị P., có con đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở TP Thủ Đức (TP.HCM), rất bức xúc vì việc trường gửi thời khóa biểu với những tiết học chèn môn tự nguyện vào môn chính khóa.

Các môn như kỹ năng sống, STEM, câu lạc bộ (CLB)... được chèn xen kẽ với những giờ học chính khóa nhiều ngày trong tuần.

Không chọn cũng... phải chọn

Đưa thời khóa biểu cho Tuổi Trẻ, chị P. cho biết rất nhiều phụ huynh cũng như chị "ngao ngán" với thời khóa biểu này.

"Những môn học như kỹ năng sống, CLB, STEM... có phải môn nào phụ huynh cũng chọn đâu. Nhưng đưa vô thời khóa biểu như thế này thì không chọn cũng phải chọn vì không học thì con biết ngồi ở đâu, trong khi các con mới chỉ ở độ tuổi tiểu học", chị P. bức xúc bày tỏ.

Theo thời khóa biểu của chị P. gửi, con chị sẽ học kỹ năng sống vào thứ hai, lúc 10h35 - 11h10; học STEM vào thứ ba cùng khung giờ này; học CLB vào cùng khung giờ vào thứ sáu.

Chị P. nói thêm, năm ngoái tình hình chèn môn học thêm vào thời khóa biểu chính khóa cũng đã diễn ra ở trường này. Do thời khóa biểu sắp xếp như thế này nên hầu hết phụ huynh không muốn cho con học cũng phải cho con học những môn tự nguyện.

"Hiện nay trường chưa tổ chức họp phụ huynh nên cũng chưa biết học CLB nào, học bơi lội vào lúc nào...

Nhưng các môn tự nguyện được chèn vào giờ học chính khóa trong thời khóa biểu rất nhiều nên phụ huynh thậm chí không phân biệt được môn học nào là tự nguyện, môn học nào là chính khóa nữa. Nhà trường nhập nhằng khiến chúng tôi hầu hết không có lựa chọn nào khác", chị P. nói.

Thời khóa biểu của một lớp tiểu học tại TP Thủ Đức, TP.HCM, trong đó các môn kỹ năng sống, CLB, STEM... được sắp xếp xen kẽ với các môn chính - Ảnh: MỸ DUNG

Thời khóa biểu của một lớp tiểu học tại TP Thủ Đức, TP.HCM, trong đó các môn kỹ năng sống, CLB, STEM... được sắp xếp xen kẽ với các môn chính - Ảnh: MỸ DUNG

Với chị T., phụ huynh có con đang theo học tại một trường tiểu học ở quận Phú Nhuận, việc chèn những tiết học thêm và học ngoài giờ vào thời khóa biểu chính khóa không chỉ là vấn đề tăng chi phí cho phụ huynh mà chị rất lo lắng cho sức khỏe của con.

"Khoan hãy bàn về vấn đề tăng chi phí, tôi muốn hỏi mỗi ngày học sinh học năm tiết liên tục trong buổi sáng, ngồi trên lớp như vậy có ổn về sức khỏe không? Buổi chiều các em lại học thêm ba tiết nữa, lâu dài có ổn cho sức khỏe nếu các em không vận động?", chị T. đặt câu hỏi trong nỗi bức xúc.

Bức xúc như vậy nhưng chị T. cũng cho biết hiện chị vẫn không thể làm gì với thời khóa biểu này của con.

"Tôi và rất nhiều phụ huynh khác vẫn phải tuân theo thời khóa biểu này và cũng phải "tự nguyện" cho con học vì không thể chạy đi chạy lại đón con giữa giờ hoặc để con chạy lung tung trong trường. Xếp thời khóa biểu như vậy là làm khó cho phụ huynh", chị T. kết luận.

Chán cũng không thể nghỉ học

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một học sinh lớp 9 tại TP.HCM cho biết năm ngoái em bắt buộc phải học hai môn tự nguyện nhưng rất "chán nản" vì nội dung học rất dở.

"Em bắt buộc phải học hai môn này vì thời khóa biểu có các môn này xen kẽ giữa các môn học chính. Em không thể về nhà vào thời điểm đó vì chưa hết các môn chính khóa.

Nhưng những môn học này dở lắm, nhất là kỹ năng sống, cô giáo lên cứ kể những câu chuyện huyên thuyên về yêu đương, khiến em nản lắm", học sinh này kể lại.

Không an tâm

Tại Trường THCS Tăng Nhơn Phú B (TP Thủ Đức), thời khóa biểu với nhiều môn học thêm như tin học IC3, STEM cũng được chèn cùng với thời khóa biểu chính khóa.

Trường này thông tin đến phụ huynh như sau: "Những lớp có tiết tin học IC3 ở hai tiết cuối: em nào không đăng ký học thì ra về lúc 14h30. Những lớp có tiết tin học IC3 ở hai tiết giữa: em nào không đăng ký học thì xuống thư viện đọc sách".

Tuy vậy, với nhiều phụ huynh, thông báo này không làm họ an tâm. "Trường bố trí thời khóa biểu như vậy, phụ huynh chúng tôi không muốn đăng ký cho con học cũng phải cho con học. Các con lên thư viện có được quản lý không hay lại ngồi chơi, không được hướng dẫn bởi giáo viên?

Các em học sinh ở tuổi này không thể nói lên thư viện là đọc sách nếu không có người quản lý, bởi lứa tuổi này rất dễ bốc đồng, nếu không có người quản lý, để mắt tới sẽ dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc" - anh N., một phụ huynh, bức xúc.

Một phụ huynh khác lại lo ngại về những ánh mắt kỳ thị và sự phân biệt đối xử học sinh sẽ phải nhận nếu không tham gia những môn học thêm chen vào những giờ học chính khóa như vậy.

"Ban đầu tôi cũng không tính cho con tôi học tin học IC3, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn phải cho con học vì tôi sợ bạn bè kỳ thị khi con phải ra ngoài trong những giờ học như vậy.

Thực tế, tôi cũng không muốn con tôi học môn STEM nhưng do trường chèn vào trong thời khóa biểu chính thức, tôi vẫn phải cho con học vì tôi cũng lo lắng con tôi cứ vô ra như vậy rất phiền các bạn và dễ bị phân biệt đối xử", phụ huynh này chia sẻ.

Học ngoài giờ cần bố trí riêng

TS Nguyễn Kim Dung, viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Nam Việt, cho rằng để đảm bảo việc học tập chính khóa cho học sinh, nhà trường cần bố trí thời gian học thời lượng chính khóa bằng thời khóa biểu chính thức.

Học ngoài giờ cần được bố trí riêng. Việc này vừa đảm bảo chương trình chính khóa, công bằng giáo dục cũng như tạo điều kiện cho học sinh theo nhu cầu học tập riêng.

'Vét hè' bằng lịch học thêm, luyện thi

Sau những kỳ nghỉ thật ngắn, những chuyến dã ngoại đầu hè, nhiều trẻ đang 'chạy đua' với các lớp học thêm, luyện thi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar