24/11/2014 12:30 GMT+7

Giày dép Việt “ùn ùn” vào Mỹ

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TT - Thị trường Mỹ đang có xu hướng vượt mặt EU để trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam.

Sau nhiều năm bám trụ ở thị trường EU, nhiều doanh nghiệp sản xuất giày bắt đầu chuyển hướng sang thị trường Mỹ. Trong ảnh: Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty giày Gia Định - Ảnh: Thuận Thắng

Nhiều nhà đặt hàng Mỹ, Đài Loan... cũng đẩy nhanh việc chuyển đơn đặt hàng, nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đang có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Chi phí sản xuất tại Trung Quốc hiện đã tăng quá mức kiểm soát của doanh nghiệp do chi phí lao động, tỉ giá biến động liên tục. Nếu so hai yếu tố này, các bạn đang có lợi thế hơn rất nhiều 
Ông Oliver Ng (giám đốc kinh doanh Công ty Ever Rite International, Đài Loan)

Đã có không ít doanh nghiệp sản xuất da giày trong nước bắt kịp xu hướng này để tăng tốc xuất khẩu cho năm sau.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Mỹ

Nguồn: Tổng cục Hải quan - Đồ họa: V.Cường

Đơn hàng tăng 60%

Còn hơn một tháng nữa hết năm 2014 nên tại xưởng sản xuất giày của Công ty giày Gia Định (TP.HCM) những ngày này nhiều công nhân đang tất bật để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu cuối cùng đã ký.

Ông Nguyễn Chí Trung, giám đốc công ty, cho biết kế hoạch xuất khẩu 3 triệu đôi giày của năm 2014 “cơ bản sắp xong”, trong đó 60-70% sản lượng giày đều được xuất sang thị trường Mỹ.

“Nếu năm trước đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 10% trong kim ngạch xuất khẩu của công ty thì năm nay đã ở mức 60-70%. Từ chỗ chỉ xuất khẩu thăm dò, đến thời điểm này tôi có thể khẳng định Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu trọng tâm của công ty” - ông Trung xác nhận.

Chuyên nhận thực hiện các đơn hàng giày da thời trang cao cấp, các nhà đặt hàng Mỹ hiện đang trả khoảng 30 USD/đôi giày đặt tại Gia Định. “Sau khi trừ các chi phí quản lý và sản xuất thực tế, chúng tôi thực nhận còn lại 12-13 USD/đôi. Mức giá gia công này khá cao nếu so với việc gia công các loại giày cấp thấp khác” - ông Trung chia sẻ.

Không chỉ có đơn hàng tăng, ông Oliver Ng - giám đốc kinh doanh Công ty Ever Rite International (Đài Loan), doanh nghiệp từng đặt nhà máy sản xuất giày tại Indonesia và Trung Quốc - cho hay kể từ tháng 9-2013, công ty của ông đã hoàn tất việc chuyển những dây chuyền sản xuất cuối cùng sang Việt Nam, đưa tổng dây chuyền sản xuất hiện có tại Việt Nam lên 52 chuyền.

“Phải mất gần 12 năm chúng tôi mới hoàn tất kế hoạch này vì đã nhìn ra được sớm đâu là nơi sản xuất lý tưởng thật sự” - ông Oliver Ng khẳng định.

TPP có hiệu lực, thuế giày dép vào Mỹ còn 0%

Nếu TPP có hiệu lực, thuế nhập khẩu giày dép từ Việt Nam vào Mỹ ngay lập tức còn 0% so với mức 50% đang áp dụng cho nhiều sản phẩm.

Tuy nhiên, vẫn còn 17-19 chủng loại giày dép thuộc dòng nhạy cảm, mà muốn được hưởng ưu đãi thuế quan, các mặt hàng này phải có 55% hàm lượng giá trị khu vực từ những nước tham gia hiệp định, đồng thời phải sản xuất mũ giày tại chỗ.

Tương tự, ông Scott Thomas - đại diện Công ty Wolverine Worldwide (Mỹ), nhà đặt hàng có tám trung tâm phân phối, doanh số dự kiến đạt 1,7 tỉ USD trong năm 2014 - cho hay trong cơ cấu đặt hàng của công ty đã có sự thay đổi nguồn cung rất ấn tượng.

Năm 2007 Trung Quốc cung ứng 81,7% giày dép cho hãng này, 10% là từ Việt Nam, nhưng hiện tại tỉ lệ đặt hàng từ Trung Quốc chỉ còn 75%, trong khi Việt Nam đã tăng lên được 14,5%.

Kế hoạch chuyển đổi nguồn cung của công ty này còn ấn tượng hơn khi đến năm 2020, “tỉ lệ đặt hàng từ Trung Quốc chỉ còn 33%, trong khi Việt Nam sẽ tăng lên 35%” - ông Scott Thomas nói.

Cơ hội lớn, nhưng không dễ “ăn”

Với một thời gian rất dài, khi nói về xuất khẩu giày dép, thị trường EU luôn chiếm hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Tuy nhiên đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu từ EU chỉ còn chiếm 35% (trong tổng kim ngạch xuất khẩu 8,3 tỉ USD mặt hàng giày dép), thay vào đó là thị trường Mỹ nổi lên chiếm tới 33%.

Ông Matt Priest, chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ và phân phối giày dép Mỹ (FDRA), cho hay từ năm 2001 đến nay, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng từ 20-21%/năm. Riêng 10 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu da giày vào Mỹ đã đạt 2,67 tỉ USD, tăng đến 22% so với cùng kỳ 2013.

Dự báo nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ sẽ còn ấn tượng hơn nữa. “Một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà đặt hàng Mỹ liên tục chuyển đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam là do môi trường kinh doanh tại Trung Quốc không còn nhiều thuận lợi như trước. Từ chi phí sản xuất tăng vọt, nguồn cung ứng lao động thiếu hụt, cho đến những lợi thế từ các hiệp định thương mại...” - ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội Da giày VN (Lefaso), nhận xét.

Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu giày vào thị trường Mỹ, ngoài tuân thủ các quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc đảm bảo an toàn môi trường, hóa chất được sử dụng trong sản phẩm (đặc biệt đối với sản phẩm dành cho trẻ em), các doanh nghiệp phải đáp ứng được số lượng đơn đặt hàng rất lớn.

Muốn vậy, doanh nghiệp phải có quy mô rất lớn về năng lực sản xuất, với vốn đầu tư lên đến hàng triệu USD cho các khoản đầu tư nhà xưởng, thiết bị, điều mà không phải doanh nghiệp trong nước nào cũng có thể thực hiện được.

Theo ông Kiệt, để tận dụng được hiệu quả một cách tốt nhất sự dịch chuyển này, ngoài yếu tố từ TPP mang lại, các doanh nghiệp cũng cần tỉnh táo lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp để tập trung phát triển sản xuất, tránh việc chỉ lo phát triển nóng về số lượng.

“Nếu họ chỉ đổ vào Việt Nam những đơn hàng có chủng loại giày dép cấp thấp để tận dụng chi phí lao động rẻ, thậm chí cả lợi thế TPP sắp tới, thì cứ điểm sản xuất mới của doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam chỉ là cái bẫy” - ông Kiệt cảnh báo.

Sự cảnh báo này hoàn toàn có cơ sở khi Việt Nam vẫn đang lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Nếu chỉ nhận sản xuất đơn hàng cấp thấp, có lẽ cũng không nên “mơ” tới giá trị thặng dư mang lại cho ngành làm gì, ngoài chút tiền gia công bèo bọt đúng nghĩa ở cấp thấp.

TRẦN VŨ NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả

Bộ Công an lập chuyên án, đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, làm rõ trách nhiệm bộ, ngành, địa phương có liên quan để xảy ra sai phạm liên quan hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.

Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Tại dự luật trình Quốc hội sửa 7 luật về lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, Chính phủ đã đề xuất mở rộng chỉ định thầu, tăng các ưu đãi đầu tư, thuế.

Trình Quốc hội sửa 7 luật về đầu tư, tài chính: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên có phiên đàm phán trực tiếp cấp bộ trưởng với Trưởng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer.

Đàm phán cấp bộ trưởng về thuế đối ứng với Mỹ tại đảo Jeju, Việt Nam đạt kết quả bước đầu

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Từ 4h sáng 17-5, Vietnam Airlines chính thức chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa từ nhà ga T1 sang nhà ga hành khách T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ngoại trừ một số đường bay ngắn đi Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau.

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh

Đơn giản hóa ưu đãi thuế, xây dựng hạ tầng nghiên cứu chuyên sâu hay phát triển các công cụ tài chính mới cho tài sản vô hình... là những cấu phần thiết yếu nếu Việt Nam muốn cạnh tranh trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, theo các doanh nghiệp.

Phá rào cản vốn cho start-up Việt cất cánh

ASEAN đừng quên thương mại nội khối

Dù mức thuế quan cao của Mỹ đang được hoãn áp dụng trong 90 ngày, nền kinh tế khu vực ASEAN được dự báo sẽ gặp nhiều biến động tiêu cực trong năm nay. ASEAN được khuyên tích cực đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường đối thoại nội khối.

ASEAN đừng quên thương mại nội khối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar