25/12/2024 14:23 GMT+7

Giàu như Nhật mà gần 80% dân lại cảm thấy bất an về cuộc sống

Chính phủ Nhật Bản cho biết có đến 78,2% người dân cảm thấy bất an về cuộc sống - tỉ lệ cao kỷ lục kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào năm 1981.

Giá tăng, địa chính trị bất ổn: 80% người Nhật lo lắng tương lai - Ảnh 1.

Tỉ lệ cao kỷ lục cho thấy 78,2% người dân Nhật Bản cảm thấy bất an về cuộc sống của chính mình - Ảnh: SCMP

Theo báo South China Morning Post ngày 25-12, một khảo sát mới của Chính phủ Nhật Bản cho thấy kỷ lục 78,2% người dân cảm thấy lo lắng về cuộc sống của họ, tăng so với mức 75,9% năm 2023.

Những nguyên nhân chính bao gồm nền kinh tế suy thoái, giá cả leo thang, triển vọng công việc không chắc chắn và tình hình địa chính trị toàn cầu.

Đây là tỉ lệ cao nhất kể từ khi Văn phòng Nội các bắt đầu thực hiện khảo sát hằng năm vào năm 1981.

Mức sống giảm sút, lo ngại sức khỏe và hưu trí

Khảo sát với 1.831 người tham gia tiết lộ rằng gần 64% lo ngại về sức khỏe cá nhân, 62,8% bày tỏ lo sợ về cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Trong khi đó, 58% cho biết họ cảm thấy không an tâm về thu nhập và khoản tiết kiệm trong tương lai.

Khoảng 64,5% không hài lòng với mức thu nhập hiện tại, giảm 3,5% so với năm ngoái, và chỉ 34,9% cảm thấy hài lòng, tăng nhẹ 3,5% so với năm 2023.

Một số người trong chính phủ tin rằng những kết quả này cho thấy tác động tích cực từ việc tăng lương. Tuy nhiên, khi được hỏi về các biện pháp chính sách mà chính phủ nên ưu tiên, có đến 66,1% lựa chọn các biện pháp chống lạm phát, chiếm ưu thế như kết quả năm 2023.

Chi phí sinh hoạt tăng cao

Bà Tomoko Oono, nhân viên ngân hàng đã nghỉ hưu ở tỉnh Saitama, cho biết giá cả trong các cửa hàng, chi phí nhiên liệu, điện và khí đốt tại nhà đã tăng đáng kể, gây khó khăn cho những người sống bằng lương hưu hoặc tiết kiệm hạn chế.

Ông Ken Kato, chủ doanh nghiệp nhỏ tại Tokyo, cũng chia sẻ rằng vợ ông thường xuyên sốc trước giá cả tăng cao trong siêu thị.

"Mỗi lần bà ấy đi siêu thị về, bà ấy đều nói không thể tin được mọi thứ lại đắt đến vậy. Và vài tuần trước, chúng tôi không thể mua được gạo vì các kệ đều trống rỗng. Việc Nhật Bản thậm chí không có đủ gạo cho người dân thực sự rất, rất đáng lo", ông Kato nói.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân thiếu gạo là do nhiệt độ cao trong mùa trồng trọt, lượng lớn khách du lịch nước ngoài tiêu thụ các món ăn từ gạo, và nỗi lo sợ sau trận động đất mạnh 7,1 độ Richter gần khu vực phía nam Nhật Bản.

Tình hình địa chính trị làm gia tăng lo ngại

Nhiều người Nhật Bản cũng bày tỏ lo lắng về các căng thẳng địa chính trị toàn cầu, từ xung đột ở Ukraine, Gaza, đến bán đảo Triều Tiên.

Ông Kato thừa nhận những mối lo này ảnh hưởng đến sự an toàn của đất nước và tương lai của con cái ông.

"Tôi lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc, những gì Triều Tiên có thể làm với tên lửa tầm xa và cách liên minh với Nga có thể ảnh hưởng đến chúng ta. Đây là những điều có ảnh hưởng đến mọi người ở Nhật Bản, và cả các con tôi" - ông Kato bộc bạch.

Trên mạng xã hội, nhiều người dùng dự đoán giá cả sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025, cùng với việc tăng thuế và đồng yen yếu sẽ khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

"Tôi quyết định rằng chuyện gì đến thì cứ để nó đến. Cơ thể tôi đã kiệt quệ, mỗi ngày chỉ là lao động mệt mỏi, chẳng có gì thú vị để làm. Tôi không còn gì để theo đuổi trong cuộc sống và cũng không hối tiếc điều gì. Tôi đã vứt bỏ cuộc đời mình rồi", một người dùng để lại bình luận.

Trung Quốc: trẻ thất nghiệp, già lo âu

TTCT - Cứ 5 người trẻ Trung Quốc có 1 thất nghiệp, trong khi tuổi hưu lại vừa được nâng lên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar