01/07/2023 17:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giáo viên phản ánh 'đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi'

Một số giảng viên, giáo viên môn hóa phản ánh vài câu trong đề thi hóa học kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 "có nhiều lỗi".

Giáo viên phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi - Ảnh 1.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo phản ánh gửi Tuổi Trẻ Online ngày 1-7, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hóa học mã đề 201 có một số câu sử dụng câu từ chưa chặt chẽ, thông tin chưa chính xác và thiếu logic.

Trên fanpage của tạp chí KEM - tạp chí Olympic hóa học - nhiều chuyên gia, giáo viên hóa cũng đăng đàn nêu ý kiến.

Nhận định chung của các chuyên gia về tổng thể, đề thi tốt nghiệp THPT 2023 môn hóa có cấu trúc tương tự các năm gần đây (với khoảng 75% câu hỏi lý thuyết, còn lại là các câu hỏi liên quan đến tính toán - thường gọi "toán hóa").

Xét về độ khó, đề thi vẫn có thể phân loại học sinh khá giỏi với trung bình. Tuy nhiên, xét kỹ về nội dung - trên tinh thần xem "hóa học là khoa học thực nghiệm" - thì đề thi vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế. 

Những hạn chế này có thể được chia thành ba nhóm chính.

Đề thi nhiều lỗi câu từ chưa chặt chẽ

Ở câu 43:

Giáo viên phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi - Ảnh 2.

Dung dịch làm "quỳ tím chuyển sang màu đỏ" thường được hiểu là "có tính acid". Nên phương án khả dĩ nhất là A (HCl). Tuy nhiên, đề bài cần chặt chẽ hơn bằng việc đưa ra nồng độ cụ thể của mỗi chất (ví dụ, đều là nồng độ 0.1 M), vì nếu dung dịch acid quá loãng (ví dụ, HCl 10⁻⁸ M có pH chỉ khoảng 6.98, xấp xỉ môi trường trung tính) thì cũng không làm quỳ chuyển sang màu đỏ.

Theo các giáo viên, những lỗi câu từ chưa chặt chẽ này thường không ảnh hưởng nhiều đến lựa chọn của thí sinh, tuy nhiên cũng có một số trường hợp có.

Dẫn chứng về việc này, các giáo viên nêu ra câu 54:

Giáo viên phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi - Ảnh 4.

Ngụ ý của người ra đề có lẽ muốn nói đến các phản ứng diễn ra trong lò cao với CO để chuyển Fe₂O₃ thành Fe (đáp án C. nhiệt luyện). Tuy nhiên, "nhiệt luyện" chỉ là phương pháp phổ biến để sản xuất sắt trong công nghiệp. 

"Điện phân nóng chảy" (đáp án D) Fe₂O₃ để sản xuất Fe (sử dụng các hệ chất điện giải như B₂O₃–Na₂O) không chỉ được áp dụng trong thực tế, mà còn là một phương pháp đầy hứa hẹn khi có thể giúp giảm phát thải carbon.

"Nếu như đề bài viết "Trong công nghiệp, kim loại Fe thường được sản xuất trực tiếp từ Fe₂O₃ bằng phương pháp…" thì phương án C đúng. Còn trong trường hợp câu 54 này, cả C và D đều có thể chấp nhận được", nhóm giảng viên nhận định.

Đưa thêm thông tin bổ sung chưa chính xác hoặc thừa

Theo các giảng viên, trong đề thi hóa, ngoài phần câu hỏi chính, người ra đề thường cung cấp thêm các thông tin liên quan, nhằm tăng độ thực tế của câu hỏi.

Nếu như "việc đưa thông tin vào khiến bài toán trở nên gần gũi hơn với thực tế, giúp học sinh dễ dàng hình dung và áp dụng kiến thức" hoặc "giúp học sinh tăng sự hứng thú làm bài" thì rất đáng hoan nghênh. 

Tuy nhiên, trong đề thi THPT vừa qua các thông tin bổ sung được đưa vào chưa tốt.

Ví dụ câu 45:

Giáo viên phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi - Ảnh 5.

Một giảng viên cho rằng: "Thực tế, hiện nay NaHCO₃ không còn được khuyến cáo dùng trong điều trị chứng đau dạ dày vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, thông tin này không nên đưa vào đề thi THPT - vốn sẽ còn được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy nhiều năm sau".

Một ví dụ khác là câu 76, với dòng dữ kiện "phương pháp phân tích phổ khối lượng (phổ MS) cho biết E có phân tử khối bằng 118".

Giáo viên phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi - Ảnh 6.

Câu 76 này là dạng câu hỏi "cổ điển" của hóa học hữu cơ, liên quan đến việc xác định các phần cấu trúc (nhóm chức) dựa vào những phản ứng đặc trưng. Đề bài chỉ cần cho biết "E có phân tử khối bằng 118" là đủ, còn dòng thông tin về "phổ khối lượng" trước đó là hoàn toàn thừa.

Cách ‘thiết kế’ bài toán hóa thiếu logic

Các giảng viên cũng nhận định hóa học là "khoa thực nghiệm" nên các bài toán hóa phải dựa vào thực tế đã được kiểm chứng. 

Khi thiết kế một bài toán hóa, điều đầu tiên cần xác định mục tiêu của bài toán (cần kiểm tra kiến thức, kỹ năng nào của học sinh và mức độ khó phù hợp).

Sau đó, dựa vào các hiện tượng thực tế hoặc những công trình nghiên cứu đã được kiểm chứng, để "mô hình hóa" thành bài toán phù hợp.

Tuy nhiên, hầu hết bài toán hóa trong đề thi THPT không dựa vào thực nghiệm, mà được xây dựng bằng cách "trộn lẫn lý thuyết" và "lựa chọn số liệu phù hợp". Dẫn đến việc đa số các thí nghiệm được mô tả trong đề rất khó để tiến hành trong thực tế, thậm chí phi lý.

Ví dụ, trong câu 79:

Giáo viên phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi - Ảnh 7.

Họ cho rằng nếu xem đây là một bài toán "máy móc" thì phương án đúng là C. 8,88. Tuy nhiên, bài toán rất phi lý về mặt thực nghiệm:

Thứ nhất, không tồn tại một hỗn hợp như X (chứa các kim loại mạnh như Na, Ba ở dạng đơn chất) trong tự nhiên. Nếu đây là hỗn hợp nhân tạo, thì tại sao lại phải mất công tiến hành một loạt thí nghiệm (thậm chí, cho kim loại nhẹ và hoạt động mạnh như Na vào nước dễ gây ra cháy nổ) mà không… đem lên cân?

Thứ hai, để có thể dựng được đồ thị như trong đề thì phải liên tục lấy mẫu (với thao tác thật chuẩn và giữ cho điều kiện phân tích thật ổn định) để theo dõi lượng kết tủa tạo thành. Không có phòng thí nghiệm nào đủ khả năng để làm được như vậy.

Một ví dụ khác, câu 77:

Giáo viên phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi - Ảnh 8.

"Một trong những đặc trưng của phản ứng có sự tham gia của chất hữu cơ là "phản ứng thường diễn ra không hoàn toàn". Tuy nhiên, trong bài toán này không chỉ diễn ra "hoàn toàn" mà một số phản ứng chỉ cần lượng chất "vừa đủ" (phản ứng của hỗn hợp ester E với NaOH). Điều này hoàn toàn phi lý về mặt thực nghiệm", một giảng viên nhận định.

Ban đề thi cấp quốc gia sẽ xem xét

Sáng 1-7, Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với ông Huỳnh Văn Chương - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - để trao đổi về những phản ánh của giáo viên liên quan đề thi môn hóa. Ông Chương cho biết mới chỉ nghe phản ánh nên sẽ trao đổi với bộ phận làm đề và có trả lời sau.

"Những ý kiến phản ánh về đề thi tốt nghiệp THPT báo cứ gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội đồng và các chuyên gia trong ban đề thi cấp quốc gia sẽ xem xét và chính thức có câu trả lời sau", ông Chương nói.

Gợi ý bài giải các mã đề môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023

Mời bạn đọc tham khảo gợi ý bài giải tất cả các mã đề môn hóa học thi tốt nghiệp THPT 2023. Đề thi gồm 50 câu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar