05/01/2014 12:54 GMT+7

Giáo viên đi "học" làm hướng nghiệp

HÀ BÌNH
HÀ BÌNH

TTO - Sáng 5-1, hơn 300 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên phụ trách hướng nghiệp các trường THPT các tỉnh thành từ Quảng Nam đến Cà Mau đã tham dự buổi tập huấn công tác hướng nghiệp.

Buổi tập huấn do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức.

Phóng to
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - thông báo về hệ thống đào tạo sau trung học phổ thông - Ảnh: Quang Định

Tại buổi tập huấn, TS Đỗ Quốc Anh - vụ trưởng, giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - cùng các thành viên trong ban tư vấn tuyển sinh của báo Tuổi Trẻ đã trao đổi với thầy cô trong việc tư vấn hướng nghiệp, chọn ngành, nghề cho học sinh.

“Thi cử sẽ bám sát chương trình phổ thông”

“Chọn đúng ngành nghề là chọn đúng chìa khóa để mở ra tương lai cho học sinh”, ông Đỗ Quốc Anh - vụ trưởng, giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.

Mở đầu buổi tập huấn, TS Trần Văn Nghĩa thông tin đến giáo viên về kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Ông Nghĩa nói: “Sau Hội nghị T.Ư 8 khóa 11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Bộ GD-ĐT đã khẩn trương trong việc đổi mới thi cử. Năm nay do tính chất cấp thiết của vấn đề, bộ sớm triển khai việc đổi mới thi. Hiện Bộ GD-ĐT đã đưa ra dự thảo thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2014 đến năm 2016. Việc thi cử sẽ bám sát chương trình phổ thông để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh…”.

Cô Nguyễn Thị Kim Chung - Trường THPT Hàm Tân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận - đặt câu hỏi cho ban tư vấn - Ảnh: Quang Định
300 thầy cô đến tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2014 dành cho giáo viên - Ảnh: Quang Định

Theo ông Nghĩa, đến thời điểm này tất cả những thông tin về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 vẫn chỉ là dự thảo. “Học sinh đang học lớp 10, 11, 12 thì trong ba năm tới việc thi ĐH với các em không có gì thay đổi cả, có chăng là các em có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Một vài năm tới, bộ vẫn duy trì hai cách thức thi song song là ba chung và một số trường tuyển sinh riêng. Do đó, tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn tổ chức theo hướng ba chung. Khối thi, đợt thi, đăng ký thi, cách thức ôn tập cũng chưa có gì thay đổi. Song song đó, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét cho một số trường tuyển sinh riêng” - ông Nghĩa nói.

“Về việc tuyển sinh ĐH công an, quân sự sẽ được thi theo ba chung của Bộ GD-ĐT hay các trường tự ra đề trong năm 2014?”, thầy Nguyễn Thành Danh, phụ trách tư vấn hướng nghiệp Trường THPT Bình Đông, Gò Công, Tiền Giang đặt câu hỏi. Đại diện Bộ GD-ĐT, TS Trần Văn Nghĩa trả lời: “Các trường thi riêng, chung sẽ thông tin đến thí sinh trước khi các em làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH năm 2014. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng các trường công an, quân đội nhiều khả năng vẫn thi chung như những năm trước”.

Cần nhiều nhân lực chất lượng cao

Ngoài ra, TS Nguyễn Đức Nghĩa đã tóm tắt hệ thống đào tạo sau THPT để giáo viên có thể tư vấn cho học sinh những hướng lựa chọn để vào đời. “Mỗi năm có khoảng 600.000 chỉ tiêu ĐH, CĐ. Trong khi đó có khoảng 2 triệu lượt thí sinh đi thi, trong đó số thí sinh thi là 1,2 triệu. Do đó, số thí sinh thi rớt nhiều hơn thi đậu. Các thầy cô nên thông tin đến các em điều này. Hiện nay trong hệ thống giáo dục ngoài các trường ĐH còn có các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề… để các em có thể lựa chọn theo học” - thầy Nghĩa nhắn nhủ.

Vụ trưởng, giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM Đỗ Quốc Anh phát biểu khai mạc chương trình - Ảnh: Quang Định
Cô Bùi Thị Ngọc Thủy - Trường THPT Châu Thành - đặt câu hỏi cho ban tư vấn - Ảnh: Quang Định

Về chỉ tiêu, nhân lực của ngành kinh tế trong những năm tới, TS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - nói: “Suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực ngành tài chính, ngân hàng. Sinh viên ra trường rơi vào giai đoạn này sẽ khó khăn hơn trong tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, các thầy cô cần chú ý là các giai đoạn kinh tế suy thoái, phát triển là việc hết sức bình thường như con người có lúc khỏe lúc yếu vậy”.

Thầy Hoàng nói thêm: “Với những thí sinh dự thi ĐH trong năm nay và những năm sau, đến năm 2018 các em sẽ tốt nghiệp. Hi vọng đến khi ấy nền kinh tế sẽ hồi phục. Đặc biệt trong những năm tới, trong hội nhập khu vực và thế giới cần nhiều nhân lực ngành kinh tế chất lượng cao. Khi ấy các em không chỉ cạnh tranh trong nước, trong khu vực mà cả thế giới nữa”.

“Rất tội cho các em”

“Thực trạng chung của chúng ta là chạy việc. Những em tốt nghiệp ra trường nhưng không quen biết ai, ở nông thôn, không có tiền nên không xin được việc. Rất tội cho các em ” - giáo viên Trường THPT Hàm Tân, Bình Thuận đặt câu hỏi. “Tôi khẳng định các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài ở TP.HCM tuyển người công khai và phụ thuộc vào năng lực của thí sinh”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng trả lời.

Đơn vị đồng hành

HÀ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng loạt trường đại học mở cổng đăng ký xét tuyển học bạ, IELTS từ 15-5

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ mở cổng đăng ký xét tuyển tài năng và xác thực quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ từ nay đến hết ngày 5-6.

Hàng loạt trường đại học mở cổng đăng ký xét tuyển học bạ, IELTS từ 15-5

Trường THCS 'hot' nhất quận Tân Bình công bố phương thức tuyển lớp 6

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, quận Tân Bình, TP.HCM vừa công bố phương thức tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026.

Trường THCS 'hot' nhất quận Tân Bình công bố phương thức tuyển lớp 6

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 TP.HCM diễn biến bất ngờ, có nên đổi nguyện vọng?

Ngày 14-5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 TP.HCM diễn biến bất ngờ, có nên đổi nguyện vọng?

UMT: Đại học thực tiễn, sinh viên toàn diện

Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) mang sứ mệnh trở thành nơi nuôi dưỡng những thế hệ sinh viên toàn diện, vừa vững chuyên môn, vừa giàu bản lĩnh thực tiễn.

UMT: Đại học thực tiễn, sinh viên toàn diện

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 từng trường THPT ở TP.HCM

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1 có tỉ lệ chọi cao nhất mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay.

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 từng trường THPT ở TP.HCM

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 cao nhất TP.HCM

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6 có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 năm học 2025-2026 cao nhất TP.HCM.

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 cao nhất TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar