30/01/2014 20:49 GMT+7

Giao thừa mong "mã đáo thành công"

THÁI LỘC – LỆ QUYÊN ghi
THÁI LỘC – LỆ QUYÊN ghi

TTO - Từ Huế, hai nhà nghiên cứu văn hoá lịch sử Phan Thuận An và Hồ Tấn Phan gửi đến Tuổi Trẻ Online những suy nghĩ trong thời khắc giao thừa chào mừng năm mới Giáp Ngọ 2014.

Phóng to

Giao thừa bước sang năm Giáp Ngọ, mong "mã đáo thành công". Ảnh: TR.N

Nhà nghiên cứu văn hoá lịch sử Phan Thuận An – Huế - Ảnh: Thái Lộc

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An: Mã đáo thành công

Giao thừa, theo học giả Đào Duy Anh là cũ giao lại, mới tiếp nối. Ở nghĩa đen, giao - thừa tức là trao – nhận. Thời điểm cuối năm cũ, đầu năm mới, người Việt chúng ta tin rằng mỗi năm có một vị hành khiển; mỗi một con giáp có một ông như thế, do Ngọc hoàng phái xuống nhân gian để điều hành, coi sóc, kiểm tra những công việc của từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng, từng quốc gia.

Mỗi dịp cuối năm ông lên báo cáo lại với Ngọc hoàng thượng đế… Tất nhiên công việc của Hành Khiển đại vương khác với công việc của táo quân. Người xưa đều tin rằng những công việc mình làm trong năm đều có một vị quan sát vô hình luôn để mắt đến. Chính điều này rất có lợi trong việc giữ vững trật tự trong một xã hội có tôn ti.

Tống cựu nghinh tân cũng là cách dùng với thời khắc giao thừa.

Thật ra, giao thừa chỉ là mốc thời gian để nối kết năm cũ và năm mới. Ít khi người ta gọi là lễ giao thừa, mà thường gọi lễ trừ tịch trong giờ phút giao thừa. Trừ: bỏ đi, tịch: đêm; trừ tịch có nghĩa là đêm trừ bỏ tất cả những điều xấu, điều ác để đón nhận những điều mới mẻ, tốt đẹp hơn. Do đó, một ý nghĩa khác của tịch điền cũng là đuổi trừ ma quỷ của năm cũ…

Với ý nghĩa rất sâu sắc của thời khắc giao thừa, nó đáp ứng cho một nhu cầu của đời sống tinh thần. Cuối năm như là một sự hồi tưởng lại 365 ngày vừa qua mình đã làm được cái gì và cái gì chưa tốt. Bởi vì tất cả những gì mình đã làm trong năm thì Hành Khiển đại vương biết hết, nên mỗi một người tự kiểm điểm lại mình xem cái gì xấu tốt. Tiếp theo đó là sự mong mỏi những điều gì tốt đẹp và đặt mục tiêu để cố gắng phấn đấu trong năm mới.

Một điều hay khác, chính là thời điểm giao thừa này, người ta có thể mở lòng ra để hoá giải tất cả những khúc mắc, những lỗi lầm cho nhau với tấm lòng bao dung và độ lượng để tạo ra một mốc giới thời gian mới sống với nhau tốt hơn, lương thiện hơn, thương yêu nhau hơn và làm những việc hữu ích hơn cho đời. Nếu ai cũng làm như thế thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Trong thời điểm năm Quý Tỵ và Giáp Ngọ giao nhau này, tôi cảm thấy hình tượng giữa hai con vật rắn của năm cũ và ngựa của năm mới, chúng khác xa nhau một trời một vực. Tôi tin tưởng vào hình ảnh của con ngựa với phong thái kiêu hùng và dũng mãnh. Mong rằng mã đáo thành công như mọi người thường nói. Cũng mong sao trong năm Giáp Ngọ này, những thành công sẽ mang tới cho từng cá nhân, từng gia đình, từng địa phương và toàn thể đất nước…

Nhà nghiên cứu văn hoá lịch sử Hồ Tấn Phan - Ảnh: Thái Lộc* Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: Mong đất nước có nhiều điều tốt đẹp hơn

Thiên nhiên biến chuyển có tính chất chu kỳ. Mỗi chu kỳ như vậy đúng 365 ngày là có một sự thay đổi. Mùa đông lạnh lẽo. Qua đến mùa xuân bắt đầu ấm áp, là mùa đâm chồi nảy lộc, là mùa người ta bắt đầu hi vọng những điều tốt đẹp hơn.

Vì vậy giờ giao thừa nó mang ý nghĩa rất trang trọng đối với con người. Nó thể hiện từ trong sâu xa của tâm khảm. Người ta thông cảm với nhau bằng sự im lặng, bằng sự mật niệm chung giữa con người với thiên nhiên. Hay nói cách khác chính thời điểm mà người ta gọi là thiên nhân tương dữ - thời điểm con người cùng với trời đất giao hoà với nhau.

Hay nói cách khác, đó là sự giao hoà giữa tiểu vũ trụ với đại vũ trụ. Đó chính là giờ phút thiêng liêng đối với từng con người một, đối với từng tập thể một, từng gia đình một. Và trong thời điểm này chắc chắn rằng bao nhiêu điều xấu, ác người ta cố gắng quên hết. Vì người ta nghĩ rằng điều thiện, điều chân và điều mỹ sẽ không chỉ giúp cho người khác tốt mà còn làm cho chính mình tốt hơn.

Cho nên, giờ phút giao thừa là cái cũ đi qua, cái mới tiếp đến. Chính cái mới đó người ta mong muốn đổi mới cho bản thân mình cũng như xã hội. Đó chính là giờ phút thiêng liêng thật sự trong tâm khảm của mỗi người.

Cũng cùng tâm lý như vậy, giờ giao thừa của năm mới Giáp Ngọ đang đến, tôi nghĩ rằng cũng giống như tất cả mọi người trong tâm khảm, tôi cũng có mong muốn rằng mọi sự tốt đẹp sẽ đến cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội, đất nước nhiều điều tốt đẹp hơn.

THÁI LỘC – LỆ QUYÊN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar