04/08/2017 20:48 GMT+7

Giáo dục khai phóng góp được gì cho giáo dục Việt Nam?

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Mô hình giáo dục khai phóng - đào tạo con người toàn diện, được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục ĐH tại Việt Nam.

Các đại biểu tham gia hội thảo giáo dục khai phóng sáng 4-8 - Ảnh: T.L.

Đây là nội dung chính tại hội thảo “Giáo dục khai phóng - mô hình Hoa Kỳ” do Hội Hữu nghị Việt - Mỹ TP.HCM tổ chức sáng 4-8 tại TP.HCM. Các đại biểu tham gia đã trao đổi những ý tưởng cốt lõi của giáo dục khai phóng theo mô hình Hoa Kỳ và sự tương tác với giáo dục Việt Nam.

Học không phải để làm việc ngay

Bà Đàm Bích Thủy - Hiệu trưởng ĐH Fulbright Việt Nam, trường ĐH theo mô hình giáo dục khai phóng, cho biết các mô hình giáo dục khác dạy sinh viên kiến thức, kỹ năng để làm một công việc cụ thể. Còn giáo dục khai phóng có ba nguyên tắc: dạy cách học, học cách nghĩ và học cách sống.

Sinh viên năm nhất chưa cần trả lời câu hỏi ra trường sẽ làm gì, tránh cho sinh viên đưa ra quyết định khi mới bước qua tuổi 18. Trong hai năm tiếp theo, sinh viên được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau một cách tự chọn, không áp đặt để các em khám phá ra mình say mê điều gì, khát khao làm việc gì nhất để đưa ra quyết định.

Bà Thủy đưa ra ví dụ về một nghệ sĩ nổi tiếng tại Mỹ. Theo mong muốn của cha mẹ, cô này đăng ký học Luật. Nhưng sau ba năm học, cô lại nhận thấy không thích Luật và có cảm xúc đặc biệt với nghệ thuật, cô đã bỏ Luật, theo học nghệ thuật và hiện rất thành công.

Phát biểu tại hội thảo, TS Trần Xuân Thảo - Trường ĐH Văn Lang, cho biết Hoa Kỳ có trên 4.500 trường ĐH trong đó có 230 trường theo mô hình giáo dục khai phóng.

Thống kê tại Mỹ cho thấy khoảng 20% sinh viên ra đời thành công xuất thân từ các ĐH khai phóng. Cứ 12 giám đốc điều hành thành công tại Mỹ có 1 người xuất thân từ ĐH khai phóng.

“Giáo dục ĐH của chúng ta hướng sinh viên vào một công việc cụ thể do đó dễ bị đào thải rất nhanh. Giáo dục khai phóng không hướng sinh viên viên vào công việc cụ thể ngay từ đầu mà cung cấp cho họ những kiến thức tổng quát rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cung cấp công cụ để họ khám phá bản thân, thế giới xung quanh để sau này họ có thể tiếp cận, chuyển đổi công việc linh hoạt, không bị lỗi thời”, ông Thảo nói thêm.

Phát triển giáo dục khai phóng tại Việt Nam

Từng tham gia một khóa học tại Việt Nam, ông Ken Liffiton - giám đốc điều hành công ty phân tích tài chính Andafin, đánh giá học ĐH tại Việt Nam và Hoa Kỳ rất khác nhau. 

Theo ông, ở Mỹ, sinh viên phải đọc nhiều và hỏi nhiều trên lớp. Bài luận viết như những gì giảng viên đã nói sẽ bị điểm thấp.

Tại Việt Nam, hầu như trong giờ học chỉ có giảng viên nói, sinh viên không phát biểu gì. Bài kiểm tra, sinh viên phải đồng ý với quan điểm của giảng viên mới được điểm cao, phản biện lại chắc chắc điểm sẽ thấp.

Trong khi đó, TS Trần Xuân Thảo cho rằng giáo dục đại cương tại Việt Nam hiện nay và từng có hẳn trường ĐH Đại cương trước đây có thể xem là một phần của giáo dục khai phóng. Tuy nhiên cách thực hiện các môn học và mục đích thực hiện chưa hợp lý, không như giáo dục khai phóng.

“Nếu chỉ dạy một công việc cụ thể chẳng khác nào đem một chiến lược ra dạy để người học làm đúng chiến lược đó. Chúng ta phải dạy người học cách tư duy chiến lược để họ có thể đọc được các chiến lược khác”, ông Thảo nói.

Nói về sự tương tác giáo dục khai phóng với giáo dục Việt Nam, TS Trần Ngọc Châu - phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ TP.HCM, cho rằng giáo dục Việt Nam cần phải có cuộc cách mạng. Tại Việt Nam, giáo dục khai phóng sẽ là nền tảng cho thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo ông Châu, dạy con người một nghề chưa đủ mà phải được dạy để có một ý thức sống động về chân, thiện, mỹ, nếu không với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, người học chỉ giống một chuyên viên được huấn luyện tốt hơn là một người được phát triển hài hòa.

Nhiều nước châu Á phát triển giáo dục khai phóng

Về sự phát triển của giáo dục khai phóng, bà Đàm Bích Thủy cho hay mô hình này rất hưng thịnh ở Mỹ 50 năm trước nhưng hiện nay không còn được như vậy do nhu cầu tìm việc làm tăng lên. Tuy nhiên, mô hình này lại bắt đầu phát triển tại châu Á.

Trường ĐH tổng hợp Tokyo vẫn kiên trì với mô hình khai phóng và khá thành công. Năm 2011, Singapore cũng đã thành lập ĐH theo mô hình giáo dục khai phóng.

Ấn Độ vốn mạnh với các trường kỹ thuật, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ngay nhưng 10 năm trở lại đây cũng đã đưa giáo dục khai phóng vào các trường ĐH.

Những người thành công như Steve Jobs (học thư pháp), hay ông chủ Facebook Mark Zuckerberg (học tâm lý) cũng xuất thân từ các ĐH khai phóng tại Mỹ.

MINH GIẢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar