09/04/2016 09:00 GMT+7

Giáo dục dưới mắt mọi người: Cô đơn trong lớp học

TÔ YẾN PHƯƠNG
TÔ YẾN PHƯƠNG

TTO - Có một câu chuyện của học trò mà người thầy như tôi bị ám ảnh mãi. Đó là trong lớp, một học sinh nữ tên H. bỗng nhiên bị bạn bè tẩy chay chỉ vì cha em phải đi tù.

Cái đáng nói là tâm hồn ngây thơ, trong sáng của các em trong lớp bắt đầu thêu dệt lên những câu chuyện xung quanh vấn đề này.

Có em nói: “Hình như ba bạn ấy đi cướp giật của người ta nên bị bắt”. Em khác lại cho rằng: “Có khi nào ba của bạn H. hiếp dâm không nhỉ?”. Một bạn khác nói chen vào: “Ba của H. là người xấu, mẹ tớ bảo là giỏ nhà ai - quai nhà nấy, không nên chơi với những hạng người xấu như thế dễ bị lây nhiễm lắm”...

Tôi không dám tin những lời nói này lại phát ra từ miệng của những cô cậu còn quàng khăn đỏ. Hôm ấy tôi gặp riêng H. để nói chuyện. H. như cởi bỏ nỗi lòng. Thì ra vì thua lỗ trong làm ăn, bị vỡ nợ nên cha của H. phải ngồi tù.

Bấy lâu nay tôi cứ nghĩ thầy cô lên bục giảng là để truyền thụ kiến thức. Nhưng từ câu chuyện của H., tôi nhận ra chừng ấy là chưa đủ. Nhất là khi H. vừa khóc vừa nói: “Em không còn dám nhìn mặt ai nữa. Em sợ những lời bóng gió của các bạn lắm, cô ơi”.

Những câu đe nẹt tưởng là “vô thưởng vô phạt” mà phụ huynh gieo vào tâm hồn ngây thơ của con lại vô tình khiến con làm tổn thương người khác. Lỗi không phải nằm ở các con mà ở sự ích kỷ, nhỏ nhen của người lớn.

Nói đúng hơn là tâm hồn lương thiện của các con bị thui chột dần bởi sự vô tâm của mẹ cha. Thường thì tâm lý phụ huynh cứ thấy cha mẹ của học sinh gặp chuyện như ly hôn, ngoại tình, vào tù... là lập tức đe nẹt con không được gần bạn, không được chơi với bạn vì sợ con “gần mực thì đen”.

H. bị bệnh phải nghỉ ở nhà, nhưng trong lớp không ai cho mượn vở để chép lại. Mỗi khi H. lại gần là các bạn bĩu môi: “Cha mẹ nào con nấy phải không chúng mày ơi?”. H. khựng lại, lùi mấy bước rồi quay vào bàn mình, chỉ ngồi thu lu một chỗ.

Ám ảnh dòng nước mắt của cô học trò nhỏ, tôi tự trách mình thời gian gần đây đã lơ là, không quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của các em. Cha mẹ của H. ly hôn từ khi nào, tôi cũng không hay biết.

Hôm ấy, tôi nói với lớp về tình yêu thương, sự đoàn kết của một tập thể. Tôi nhấn mạnh sự xa lánh, sự coi thường, những lời đàm tiếu, đả kích của học sinh dành cho nhau có khi giết chết tâm hồn một con người.

Rồi tôi hỏi cả lớp: “Nếu đặt các em vào vị trí của bạn H., liệu các em có vượt qua được không nếu bị bạn bè tẩy chay? H. không có lỗi trong chuyện cha bạn ấy phải đi tù. H. càng không đáng bị bạn bè ghẻ lạnh, xa lánh như thế.

Lẽ ra khi gia đình H. lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cùng cực như vậy, các em phải biết sẻ chia, quan tâm và gần gũi với bạn, đằng này các em lại quay ra hững hờ, lạnh nhạt với bạn. Tại sao vậy?”.

Lớp bỗng im bặt. H. khóc nấc lên. Tiếng sụt sùi trong lớp vang lên. Một vài em đưa tay lên lau nước mắt... Thật may là sau hôm ấy, các bạn chủ động quan tâm tới H.. Cô bé cũng bắt đầu hòa nhập trở lại với lớp.

Chuyện đã qua nhưng tôi còn ám ảnh mãi lời nói của cô học trò nhỏ, và cũng tự dặn mình, các em đến lớp không chỉ mong mỏi tiếp nhận những bài học trong sách vở, mà còn cần lắm sự gần gũi, quan tâm, nuôi dưỡng tâm hồn từ những người cầm phấn.

Tôi đâu hiểu rằng tấm lòng yêu thương của thầy cô không chỉ nằm trên những trang giáo án, càng không phải chỉ là sự tận tâm mỗi giờ giảng dạy.

Cái tâm của người thầy còn nằm ở việc quan tâm đến tâm hồn học sinh. Các em cần gì mỗi ngày đến lớp? Ngẫm nghĩ lại slogan “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tôi thấy giận bản thân mình.

Thú thật, bấy lâu nay, dù tôi không chạy theo thành tích nhưng tôi chỉ biết miệt mài bổ túc kiến thức cho những em yếu hay trung bình. Tôi cũng thường quan tâm đến những em có hoàn cảnh khó khăn về vật chất.

Nhưng nay tôi nhận ra yêu thương như thế là chưa đủ, bởi những khó khăn về tinh thần, thiếu hụt tình cảm của học sinh cũng đáng lo ngại không kém chuyện học kém hay gia đình khó khăn.

TÔ YẾN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar