17/10/2019 07:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gian lận thi cử được lên kế hoạch tinh vi, 'thống nhất' từ trên xuống dưới

TH.HOÀNG - C.TUỆ - N.TRẦN
TH.HOÀNG - C.TUỆ - N.TRẦN

TTO - Lời khai của các bị cáo tại tòa cho thấy cả một kế hoạch tinh vi sửa bài thi đã được vạch ra từ trước và được thống nhất từ phó giám đốc Sở GD-ĐT đến chuyên viên và cả cán bộ công an làm nhiệm vụ trong kỳ thi...

Gian lận thi cử được lên kế hoạch tinh vi, thống nhất từ trên xuống dưới - Ảnh 1.

Bị cáo Lò Văn Huynh tại phiên tòa chiều 16-10 - Ảnh: DANH TRỌNG

Ngày 16-10, hai phiên tòa xét xử 2 vụ gian lận thi THPT quốc gia năm 2018 tại Sơn La và Hà Giang tiếp tục làm việc với nhiều thông tin củng cố hành vi phạm tội của các bị cáo.

Tại Sơn La, có phụ huynh thừa nhận việc đưa tiền để cảm ơn vì con mình được nâng điểm.

Sơn La: thống nhất từ trên xuống dưới

Phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Sơn La tiếp tục phần thẩm vấn bị cáo Trần Xuân Yến, cựu phó giám đốc Sở GD-ĐT, cùng các phụ huynh có con được nâng điểm. Ngoài ông Yến, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, thừa nhận cả việc nhận tiền để nâng điểm thi.

Lời khai của các bị cáo tại tòa cho thấy cả một kế hoạch tinh vi sửa bài thi đã được vạch ra từ trước và được thống nhất từ phó giám đốc Sở GD-ĐT đến chuyên viên và cả cán bộ công an làm nhiệm vụ trong kỳ thi. Mỗi người một vai trò và thực hiện "rất chuyên nghiệp", từ sửa bài thi đến xóa dấu vết để tránh bị phát hiện.

Bà Nguyễn Thị Hồng Nga khai trước khi diễn ra kỳ thi khoảng nửa tháng, ông Trần Xuân Yến đã trao đổi việc sửa bài thi nâng điểm cho con em cán bộ trong sở và có trường hợp được giám đốc sở nhờ vả.

Bà Nga trao đổi kế hoạch sửa bài thi với bà Cầm Thị Bun Sọn, Đỗ Khắc Hưng (nguyên trung tá), Đặng Hữu Thủy (phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Lò Văn Huynh (trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục)...

Nhóm này đã thống nhất sẽ cùng nhau rút bài thi các môn trắc nghiệm mang ra ngoài khu vực chấm thi để sửa nâng điểm rồi trả về vị trí cũ, xóa file ảnh đã quét và quét lại file ảnh mới.

Trong các đêm 29 và 30-6-2018, họ mở cửa phòng rút bài thi rồi vận chuyển bằng ôtô đến nhà riêng ông Thủy để sửa. Những lần sửa bài thi đều diễn ra đến 12h đêm, xong xuôi vận chuyển bài thi về các phòng thi và niêm phong lại như ban đầu.

"Theo quy định, quy chế thì tất cả bài thi quét xong phải niêm phong nhưng các bị cáo không thực hiện, việc này được anh Yến đồng thuận. Việc sửa bài thi thống nhất thực hiện ở nhà anh Thủy vì sợ sửa tại sở thì bị lộ" - bà Nga khai và cho biết chính ông Yến chỉ đạo xóa dấu vết khi có đoàn của Bộ GD-ĐT lên kiểm tra.

Tuy nhiên, tại tòa ông Yến phủ nhận những lời khai trên, một mực khẳng định không chỉ đạo và không tham gia đường dây nâng điểm thi. Về danh sách 13 thí sinh được chuyển cho bà Nga, ông Yến lý giải "là để xem điểm cho đồng nghiệp và bạn bè".

Mặc dù khai chỉ nhờ xem điểm nhưng trong các danh sách do ông Yến chuyển cho bà Nga thì có đầy đủ tên, số báo danh của thí sinh, môn thi và đặc biệt bên cạnh còn có cả số điểm được ghi sẵn. "Đó là số điểm mà các cháu tự chấm nên bị cáo ghi vào để so sánh" - ông Yến lý giải.

Ông Yến thừa nhận việc chỉ đạo bà Nga in tài liệu các bài thi ra 16 CD khi có đoàn lên kiểm tra, nhưng giải thích là do "sợ máy tính nhiễm virút bị mất dữ liệu". Sau đó, ông Yến tự tay tiêu hủy số đĩa này vì lo "lọt ra ngoài sẽ ảnh hưởng".

Hà Giang: "choáng, sốc" cũng không đủ diễn tả

Gian lận thi cử được lên kế hoạch tinh vi, thống nhất từ trên xuống dưới - Ảnh 2.

Các bị cáo tại phiên toà xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang - Ảnh: NAM TRẦN

Tại phiên tòa hôm qua, ông Vũ Văn Sử (cựu giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh) thừa nhận đã chuyển danh sách 3 thí sinh cho bị cáo Triệu Thị Chính (cựu phó giám đốc sở), trong đó có một nữ thí sinh có cha qua đời trước ngày thi đầu tiên, thấy hoàn cảnh đặc biệt nên ông Sử khi đưa thông tin thí sinh này cho bị cáo Chính cùng lời nhắn nhủ xem xét, để ý "nếu đậu tốt nghiệp thì tốt, nếu không thì phải xem xét đưa vào danh sách xét đặc cách".

HĐXX đặt tiếp vấn đề việc ông Sử nói với cấp dưới của mình cần quan tâm tới một số con em các đồng chí lãnh đạo, nói như vậy có khác gì dẫn dắt, mở lối họ vào con đường tiêu cực, làm xấu xí ngành hay không?

Ông Sử cho rằng đây chỉ là câu chuyện bình thường hằng ngày, cũng chỉ nói đồng chí này, đồng chí kia có con năm nay thi, không biết kết quả ra sao. "Nói xong tôi cũng quên câu chuyện đó ngay. Chuyện chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp có ít người thôi" - ông Sử phân trần.

Ông Sử khẳng định nếu có ý gì thì đã không đề xuất lắp 2 camera, 2 khóa, 2 phòng chứa bài thi, tăng số công an, không đích thân đi mua giấy niêm phong để về dán vào bì chuyên dụng đựng đề thi... "Tôi đã dùng những biện pháp rất cao trên cả quy chế để bảo vệ kỳ thi an toàn nhất, để về hưu được thanh thản" - ông Sử nói.

Tiếp đó, HĐXX đề nghị ông Sử đặt cương vị là người có vai trò cao nhất ngành giáo dục Hà Giang thời điểm xảy ra vụ án để tự nói về trách nhiệm của bản thân, ông Sử cho rằng điều khó nhất chính là yếu tố con người, ông không bao giờ ngờ tỉnh Hà Giang lại xảy ra việc này.

Đây là lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử thi cử nước nhà, từ "choáng, sốc" cũng không đủ để phản ánh. Ông Sử cũng thừa nhận sai phạm và khẳng định bản thân đã nhận trách nhiệm với cơ quan cao nhất là Ủy ban Kiểm tra trung ương, sẵn sàng nhận kỷ luật.

Đối chất lời khai đưa tiền "cảm ơn"

Bà Lò Thị Trường, phụ huynh, khai có đưa tiền cho bị cáo Lò Văn Huynh. Ông Huynh khai sau kỳ thi, bà Trường có đến đưa 300 triệu đồng cảm ơn nhưng ông đã trả lại. Bà Trường cũng xác nhận "sau khi đưa tiền được 2 ngày thì ông Huynh đã trả lại".

Bà Nga tiếp tục khai được ông Trần Văn Điện, cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên TP Sơn La, đưa số tiền "cảm ơn" cho 4 thí sinh là 1,040 tỉ đồng, nhưng ông Điện khẳng định chỉ nhờ xem điểm.

Đối chất tại tòa, các phụ huynh khác cũng khẳng định chỉ nhờ xem điểm nhưng con mình vẫn được nâng điểm. Tuy nhiên, bị cáo Cầm Thị Bun Sọn và Đặng Hữu Thủy đều khẳng định lời khai của các phụ huynh là không đúng, họ đã nhận được tiền "cảm ơn" từ 150 triệu đến 440 triệu đồng.

Xử vụ gian lận thi ở Hà Giang: Đánh cả xe tải chở bài thi về sửa

TTO - Vũ Trọng Lương giới thiệu là phó trưởng ban thư ký đến chuyển đồ về Sở GĐ-ĐT Hà Giang. Khi được sự đồng ý của một cán bộ công an giám sát phòng chứa bài thi đang đi ăn trưa, nhóm công an bảo vệ đã để Lương đem bài thi về sửa.

TH.HOÀNG - C.TUỆ - N.TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến, từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Lê Thị Mỹ Quyền - cựu học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) - tốt nghiệp thủ khoa năm 2024 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Đại học Quốc gia TPHCM đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành cho phép đại học này được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù đặt hàng đào tạo, tự chủ quyết định học phí một số chương trình đào tạo.

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Học sinh Việt Nam giành 6 giải Khoa học kỹ thuật quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2025, với 2 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải tư và 4 giải đặc biệt từ các nhà tài trợ.

Học sinh Việt Nam giành 6 giải Khoa học kỹ thuật quốc tế

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar