27/09/2022 15:59 GMT+7

Giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí rất quy mô, tài liệu lên tới 200kg

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn chứng vừa qua cuộc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí rất quy mô và theo thông tin của tổng thư ký Quốc hội, tài liệu lên tới 200kg cùng hàng trăm báo cáo.

Giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí rất quy mô, tài liệu lên tới 200kg - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: PHẠM THẮNG

Phát biểu kết luận hội nghị triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 ngày 27-9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay năm 2022, Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề về công tác quy hoạch và thực hành tiết kiệm chống lãng phí để Quốc hội giám sát tối cao.

Ngoài ra, 2 chuyên đề giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp huyện, xã và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Việc triển khai hoạt động của các đoàn giám sát chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo sát sao, có nhiều đổi mới nổi bật.

Lãnh đạo Quốc hội chỉ rõ theo luật giám sát phải trình Quốc hội cả chương trình, đề cương chi tiết về giám sát song thực tế không làm được.

Do đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội mạnh dạn trình Quốc hội trong khi chưa sửa luật, Quốc hội ủy thác quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về chương trình, đề cương giám sát.

Ông nói thêm, với các cuộc giám sát, việc chuẩn bị tốt tài liệu đã giúp thành công được một nửa, còn khâu tổ chức sẽ huy động Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tham gia giám sát. Kết quả giám sát dựa trên các chứng cứ thực tế của các bộ, ngành, địa phương.

Thêm vào đó, việc lựa chọn cơ quan, nơi giám sát cũng không đi nhiều như trước đây mà chỉ lựa chọn phạm vi tối đa, còn trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh. Cần thiết sẽ đi, còn không cần thiết thì thôi. Việc xuống cũng chỉ làm những việc cần thiết.

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bố trí thời gian nghe kết quả giám sát, nhờ vậy có sự chỉ đạo, điều chỉnh, giải quyết những vướng mắc, khó khăn, đảm bảo nâng cao chất lượng giám sát", ông Huệ nêu.

Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng vừa qua cuộc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí rất quy mô và theo thông tin của tổng thư ký Quốc hội, "tài liệu lên tới 200kg cùng hàng trăm báo cáo".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho thêm ý kiến và chuẩn bị rất kỹ lưỡng trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 để xem xét thông qua nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu một số nội dung để triển khai có hiệu quả chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Trong đó tăng cường giám sát của Quốc hội trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Việc này được thực hiện theo hướng triển khai các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội phải chú trọng nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Ông nhấn mạnh phải xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và được tiến hành toàn diện, công khai, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng mà dư luận quan tâm; về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý phát huy cơ chế tham gia của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các ban chỉ đạo cấp tỉnh... trong giám sát. Trong đó có giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Căn cứ tình hình thực tế, nghiên cứu lồng ghép nội dung về phòng, chống tiêu cực trong báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng...

"Giám sát phải trên tinh thần hết sức xây dựng. Giữa “xây” và “chống”, xây vẫn là căn bản, lâu dài. Chống quyết liệt, triệt để, cấp bách nhưng phải phát huy được mô hình tốt, cách làm hay...", ông Huệ nêu thêm.

Đề nghị có chương trình giám sát chuyên đề về đầu tư công

Trước đó, Phó chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng đánh giá chuyên đề giám sát về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 được xem “có ý nghĩa rất to lớn và kịp thời đối với TP.HCM”.

Nhất là trong giai đoạn thực hiện việc thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM và tổ chức chính quyền đô thị trên địa bàn.

Quá trình giám sát đã kịp thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, bất cập cần được Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương xem xét, tháo gỡ.

Đồng thời có cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM để chính quyền thành phố hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, năng động, chuyên nghiệp và trách nhiệm.

Thời gian tới, ông Dũng đề nghị cần có chương trình giám sát chuyên đề về đầu tư công, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng…

Lấy phiếu tín nhiệm với người do Quốc hội bầu, phê chuẩn vào năm 2023

TTO - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho hay trong năm 2023, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Việc này sẽ được thực hiện tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mây dông tràn từ Campuchia về TP.HCM, Củ Chi đã mưa, dự báo đến 65mm

Chiều 14-5, mây dông tiếp tục phát triển mạnh từ hướng Tây mở sang phía TP.HCM ra Biển Đông. Đến cuối giờ chiều, Củ Chi đã có mưa.

Mây dông tràn từ Campuchia về TP.HCM, Củ Chi đã mưa, dự báo đến 65mm

Cát miền Tây giá cao và nhỏ giọt, vành đai 3 TP.HCM còn chờ hơn 3,7 triệu m³ để đắp nền

Nếu không sớm thay đổi biện pháp thi công trong bối cảnh thiếu cát san lấp, mục tiêu cơ bản hoàn thành dự án vành đai 3 TP.HCM vào cuối năm nay là một thách thức rất lớn.

Cát miền Tây giá cao và nhỏ giọt, vành đai 3 TP.HCM còn chờ hơn 3,7 triệu m³ để đắp nền

Phương án bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Phú Thọ

Dự kiến có 4.405 cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình đăng ký lưu trú tại tỉnh Phú Thọ sau khi hợp nhất.

Phương án bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình sau khi hợp nhất với Phú Thọ

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Lực lượng công an dẫn đầu về số lượng góp ý sửa Hiến pháp qua VNeID

Thiếu tá Trần Duy Hiển - phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết đã có gần 745.000 người dân tham gia góp ý sửa Hiến pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó ngành công an dẫn đầu với hơn 16.000 cán bộ tham gia.

Lực lượng công an dẫn đầu về số lượng góp ý sửa Hiến pháp qua VNeID

Sẽ xử lý trách nhiệm nhà trường hướng dẫn học sinh viết đơn 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk xác nhận việc một trường THPT hướng dẫn một số học sinh lớp 12 viết đơn 'tự nguyện' nghỉ học là không đúng quy định.

Sẽ xử lý trách nhiệm nhà trường hướng dẫn học sinh viết đơn 'tự nguyện' nghỉ học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar