02/06/2014 00:01 GMT+7

Giảm phát thải khí nhà kính còn chậm

congtien_canbiet
congtien_canbiet

Cần biết - Mặc dù Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nhiệm vụ định hướng giảm phát thải khí nhà kính, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, song việc triển khai thực hiện còn chậm và chưa phát huy hiệu quả.

Thời gian vừa qua, ngành công nghiệp đã và đang góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh sản xuất công nghiệp cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến không khí bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Theo báo cáo thống kê của Viện Dầu khí Việt Nam, sau khi tiến hành khảo sát thực tế các hoạt động của ngành dầu khí từ năm 2010 đến nay, cùng trên cơ sở kết hợp các tính toán dựa vào chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2020, Viện đã đánh giá cơ bản được lượng phát thải khí nhà kính. Theo đó, đến năm 2015, lượng phát thải khí nhà kính (khí CO2) từ hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí sẽ lên tới 42 triệu tấn, tăng 3,6 lần so với năm 2013.

Nguyên nhân chủ yếu khiến lượng phát thải khí nhà kính tăng là vào năm 2015, các nhà máy điện than do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư tại Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh), Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai)… đi vào hoạt động ổn định nên lượng phát thải khí từ đây sẽ cao gấp ba lần hiện nay. Bên cạnh đó, hoạt động của nhà máy đạm Cà Mau, nhà máy xơ sợi Đình Vũ và một số nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học cũng đi hoạt động ổn định, do đó sẽ thải ra lượng khí nhà kính đáng kể.

Theo Viện Dầu khí Việt Nam, xét ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì nguồn phát thải lớn nhất là từ ngành công nghiệp điện với 5,6 triệu tấn/năm, chiếm 50% tổng lượng phát thải; công nghiệp khai thác dầu khí chiếm khoảng 28%; ngành lọc hóa dầu chiếm 18% và phần còn lại là từ sản xuất phân đạm và công nghiệp khí. Để giảm lượng khí nhà kính phát thải từ các hoạt động cốt lõi của ngành dầu khí Việt Nam, ngành dầu khí vẫn tiếp tục các giải pháp thu hồi, tái sử dụng khí đồng hành từ quá trình đốt đuốc và thu hồi khí Metan thất thoát từ các bồn chứa… để làm nhiên liệu cấp tại chỗ (như chu trình công nghệ thu hồi CO2 của Nhà máy đạm Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu để sản xuất phân bón) hoặc phân tách thành các sản phẩm có giá trị kinh tế như khí hóa lỏng LPG, xăng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, không phải ngành công nghiệp nào cũng quan tâm để xây dựng kế hoạch và đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính. Bởi hiện nay cả nước có gần 300 khu công nghiệp, nhưng vấn đề đánh giá tổng thể hiện trạng phát thải khí nhà kính vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Việc kiểm soát khí thải ở khu công nghiệp ít được sự quan tâm, đầu tư; do đó đến nay hầu hết các khu công nghiệp đều có những báo cáo, đánh giá rất thủ công mà chủ yếu chỉ báo cáo thống kê lượng khí thải ở thời điểm kiểm tra, chứ chưa có một hệ thống kiểm soát để đưa ra những con số đầy đủ và khách quan.

Đến nay, ở Việt Nam, tuy chưa phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm phát thải khí nhà kính, nhưng việc tích cực triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính sẽ giúp có cơ hội để tận dụng các nguồn hỗ trợ song phương, đồng thời thể hiện trách nhiệm quốc gia trong việc chung tay góp sức với cộng đồng quốc tế chống lại biến đổi khí hậu nhằm giảm nhẹ những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Đại diện Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường cho biết, để thực hiện tốt các giải pháp giảm nhẹ mức phát thải khí nhà kính thì trước hết, cần phải nghiên cứu xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể để đảm bảo 2 lợi kép là giảm nhẹ được phát thải khí nhà kính nhưng cũng đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, chiến lược giảm phát thải khí nhà kính sẽ bao gồm hai vấn đề lớn: sử dụng các công nghệ có mức phát thải thấp trong sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; xây dựng chính sách và biện pháp tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính, phát triển và bảo vệ rừng, trồng và tái trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc… Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng quy chế, giám sát, xử phạt và hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp để cùng thực hiện tốt các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

congtien_canbiet

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 8h: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Điểm tin 8h ngày 24-5: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại VN; Lần đầu tiên mở ngành học kinh tế đất đai; Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Điểm tin 8h: Sẽ điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3; Mỹ ngừng sản xuất đồng penny

Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ

16 tổ chức đại diện cho người tiêu dùng châu Âu mới đây đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản đối chính sách phí hành lý của bảy hãng hàng không giá rẻ.

Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Là nhà tài trợ trang phục áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Scavi không chỉ đồng hành cùng hành trình tôn vinh "dáng sen Việt" mà còn góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại - dịu dàng, thanh thoát nhưng vẫn tự tin và cuốn hút.

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 23-5-2025.

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Chỉ trong vòng một tháng, gần 400.000 người dùng đã rời bỏ nhà mạng SK Telecom lớn nhất nước này để chuyển sang các mạng đối thủ như KT và LG U+.

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nêu rõ phí nước cơ bản sẽ được miễn trong 4 tháng và dự báo các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được trung bình 5.000 yên (khoảng 35 USD).

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar