06/03/2021 12:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giám đốc WHO kêu gọi bỏ bảo hộ bản quyền vắc xin phòng COVID-19

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Trước thềm cuộc họp của Tổ chức Thương mại thế giới về việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ với các vắc xin COVID-19, giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông ủng hộ việc miễn bảo hộ bản quyền vắc xin.

Giám đốc WHO kêu gọi bỏ bảo hộ bản quyền vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh 1.

Một người dân tộc thiểu số Hupda ở Brazil được tiêm vắc xin phòng COVID-19 do công ty Trung Quốc Sinovac sản xuất ngày 3-3-2021 - Ảnh: REUTERS

Còn vài ngày nữa là tròn một năm WHO tuyên bố tình trạng đại dịch với bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên theo ông Tedros, các nước trên thế giới cần sẵn sàng tư thế trong tình trạng thời chiến vì dịch bệnh vẫn đe dọa cuộc sống bình thường của tất cả mọi người.

Trong bài viết riêng cho báo The Guardian, ông Tedros ủng hộ việc tạm bỏ quyền sở hữu trí tuệ với các vắc xin COVID-19 để cho phép các nước trên thế giới có thể sản xuất và bán vắc xin phòng COVID-19 với giá rẻ.

“Chúng ta đang sống qua một thời điểm bất thường của lịch sử và phải vượt qua thử thách này. Các quy tắc kinh doanh vẫn có sự linh hoạt trong những trường hợp khẩn cấp, và chắc chắn đại dịch COVID-19 xứng đáng với một ngoại lệ", giám đốc WHO viết.

Vào ngày 8 và 9-3, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ thảo luận về đề xuất bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng sáng chế vắc xin do Nam Phi và Ấn Độ đề nghị nhân danh các nước không có vắc xin. 

Nhưng chính phủ các nước thành viên đang có sự chia rẽ về vấn đề này. Cụ thể, khoảng 100 nước có thu nhập thấp và trung bình ủng hộ kêu gọi này trong khi các nước giàu phản đối.

Ông Tedros cho rằng các nhà sản xuất vẫn sẽ nhận được một khoản tiền bồi hoàn. Tạm bỏ quyền sở hữu trí tuệ không có nghĩa là những sáng chế này sẽ bỏ lỡ cơ hội thu hồi vốn và có lợi nhuận, mà các công ty sẽ nhận được tiền bản quyền cho các sản phẩm được sản xuất.

Tuy nhiên, các công ty dược và chính phủ các nước Mỹ, Anh và ở khối châu Âu vẫn phản đối mạnh mẽ ý tưởng này ngay cả trong trường hợp các công ty được tiền bồi hoàn. Liên minh các hiệp hội và nhà sản xuất thuốc quốc tế, trụ sở tại Thụy Sĩ, cho rằng cắt giảm lợi nhuận của các công ty không khuyến khích đổi mới sáng tạo.

Các chuyên gia vận động nhận định đề xuất bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin hay nhưng là "không tưởng". Bác sĩ Mohga Kamal-Yanni, cố vấn của Liên minh vắc xin vì con người, không mấy lạc quan: "Đây là lời kêu gọi từ phía các nhóm xã hội dân sự, sẽ không có công ty nào tham gia".

Hi vọng lớn nhất để có vắc xin với phần lớn các nước hiện nay là thông qua cơ chế COVAX, sáng kiến được Liên Hiệp Quốc ủng hộ nhằm mục tiêu phân phối 2 tỉ liều vào cuối năm nay.

Ở thời điểm hiện tại, đại đa số vắc xin vẫn nằm trong tay một số ít các nước giàu và những nước sản xuất được vắc xin. 

Theo ông Tedros, không chia sẻ vắc xin mang đến những lợi ích chính trị ngắn hạn nhưng sẽ dẫn đến sự phục hồi kéo dài lâu, ngành thương mại và du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng. 

Hơn nữa, càng kéo dài thời gian càng có khả năng xuất hiện các biến thể mới ít nhạy cảm hơn với vắc xin và dễ lây lan hơn, làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Ông Tedros ca ngợi AstraZeneca vì đã cho phép vắc xin của họ được sản xuất trên khắp thế giới, như tại Viện Serum Ấn Độ, nhưng hiện cơ chế này vẫn còn thiếu minh bạch.

Bà Anna Marriott, chuyên gia của Tổ chức Oxfam, một người ủng hộ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19, cho biết cuộc họp trực tuyến của WTO vào các ngày 8 và 9-3 rất được mong chờ là một thời điểm lịch sử.

Philippines, Indonesia sắp nhận vắcxin từ COVAX

TTO - Sau rất nhiều nỗ lực, COVAX - sáng kiến nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận công bằng vắcxin COVID-19 cho tất cả quốc gia trên thế giới - đã chính thức khởi động đầu tuần này với ít nhất 18 nước sẽ nhận được những lô vắcxin COVID-19 đầu tiên.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: vắcxin covid-19 WHO WTO

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar