12/04/2023 16:28 GMT+7

Giám đốc sở nhận ‘lại quả’ 3 tỉ sau chỉ đạo thông thầu thiết bị giáo dục

Bà Phạm Thị Hằng - cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa - bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới thông thầu, “thổi giá” thiết bị giáo dục gây thiệt hại gần 21 tỉ.

Giám đốc sở nhận ‘lại quả’ 3 tỉ sau chỉ đạo thông thầu thiết bị giáo dục - Ảnh 1.

Cựu giám đốc sở Phạm Thị Hằng bị truy tố trong vụ án "thổi giá" thiết bị giáo dục - Ảnh: Bộ CA

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án nâng khống giá thiết bị giáo dục xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa.

Phạm Thị Hằng - cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa - bị truy tố về tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Viện kiểm sát truy tố 11 người khác về cùng tội danh, trong đó có: Lê Văn Cương - cựu trưởng phòng kế hoạch - tài chính; Nguyễn Văn Phụng, cựu phó trưởng phòng kế hoạch - tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa; Lê Thế Sơn, giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa…

"Thổi giá" cả gói thầu dành cho trường đặc biệt khó khăn

Cáo trạng xác định năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa có chủ trương tổ chức đấu thầu mua thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học lớp 1 cho các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn.

Giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa khi đó là Lê Thế Sơn đã trực tiếp đến gặp nữ giám đốc sở Phạm Thị Hằng đặt vấn đề được tạo điều kiện để tham gia và trúng gói thầu cung cấp thiết bị giáo dục trên.

Sau cuộc gặp, bà Hằng chỉ đạo Lê Văn Cương và Nguyễn Văn Phụng, tạo điều kiện cho Công ty Sách Thanh Hóa được tham gia, trúng thầu.

Hai thuộc cấp của bà Hằng đã thống nhất với Lê Thế Sơn để liên danh Thanh Hà (Công ty Sách Thanh Hóa và Công ty Hoàng Đạo) tham gia thầu với các chiêu trò thông thầu.

Để lập hồ sơ trình UBND tỉnh Thanh Hóa xin chủ trương mua sắm và phê duyệt dự toán, các cán bộ của sở và Lê Thế Sơn đã thống nhất lập danh mục thiết bị, giá từng loại thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học lớp 1.

Sau đó ông Sơn đã liên hệ với Bùi Việt Long, phó trưởng phòng kinh doanh Công ty Hoàng Đạo, lấy thông số kỹ thuật các thiết bị giáo dục như cấu hình, giá máy chiếu và xin danh mục, báo giá các thiết bị đồ dùng dạy học còn lại của gói thầu.

Điều đáng nói là giá của nhiều loại thiết bị giáo dục này khi được báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã bị nâng khống lên nhiều lần.

Giám đốc sở nhận ‘lại quả’ 3 tỉ sau chỉ đạo thông thầu thiết bị giáo dục - Ảnh 3.

Các bị can (từ trái sang): Trịnh Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Phụng, Bùi Trí Thức - Ảnh: Bộ CA

Trên cơ sở đề xuất của cấp dưới, nữ giám đốc sở đã ký tờ trình đề nghị UBND tỉnh phê duyệt chủ trương thực hiện gói thầu, đồng thời ký văn bản gửi Sở Tài chính đề nghị phân bổ kinh phí cho gói thầu số 1 tổng trị giá hơn 33 tỉ đồng.

Bà Hằng còn ký hợp đồng thuê Công ty thẩm định giá BTC Value thẩm định gói thầu. Tuy nhiên, đơn vị này đã không đi khảo sát thực tế thị trường, không thu thập thông tin giá tài sản, mà sử dụng danh mục, giá thiết bị đã được thống nhất từ trước rồi sửa dự thảo chứng thư thẩm định giá theo yêu cầu của Sơn và Phụng.

Kết quả điều tra xác định giá trị tài sản là thiết bị dạy học, thiết bị giáo dục của gói thầu này tại thời điểm đấu thầu chỉ gần 25 tỉ. Tuy nhiên các thiết bị giáo dục tại gói thầu đã bị thổi giá chênh lệch 7,6 tỉ.

Giám đốc và thuộc cấp nhận "lại quả" 6 tỉ

Năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện gói thầu mua đồ dùng dạy học lớp 1 thực hiện chương trình sách giáo khoa mới và vận chuyển lắp đặt thiết bị cho 512 trường học.

Tương tự như gói thầu số 1, nữ giám đốc sở Phạm Thị Hằng tiếp tục chỉ đạo cấp dưới thông thầu, tạo điều kiện cho công ty của Lê Thế Sơn được tham gia và trúng thầu.

Tổng giá trị gói thầu gần 87 tỉ đồng, tuy nhiên cơ quan điều tra xác định giá các thiết bị giáo dục của gói thầu đã bị nâng khống 13,2 tỉ đồng.

Tổng giá trị gói thầu thiết bị giáo dục tại Thanh Hóa bị nâng khống, gây thất thoát ngân sách nhà nước là trên 20,8 tỉ đồng.

Kết thúc mỗi gói thầu, Lê Thế Sơn đã đến phòng làm việc "lại quả" cho Nguyễn Văn Phụng mỗi lần 3 tỉ đồng, tổng cộng là 6 tỉ. Sơn cũng trực tiếp lại quả cho nữ giám đốc sở 200 triệu đồng.

Sau khi nhận số tiền trên, Phụng đã cầm 700 triệu, phân chia cho nữ giám đốc sở Phạm Thị Hằng 2,8 tỉ đồng; Trịnh Hữu Nghĩa 1,65 tỉ đồng; Lê Văn Cương 250 triệu đồng…

Nguyên giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo Thanh Hóa bị đình chỉ sinh hoạt Đảng

TTO - Bà Phạm Thị Hằng - phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo Thanh Hóa - vừa bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đình chỉ sinh hoạt Đảng để phục vụ điều tra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dãy quán nhậu khuya ven sông Hàn tái phạm mở nhạc chói tai, ‘tra tấn’ người dân

Dù đã bị cơ quan chức năng xử lý nhưng dãy quán nhậu ven sông Hàn vẫn tái phạm, mở nhạc ồn ào.

Dãy quán nhậu khuya ven sông Hàn tái phạm mở nhạc chói tai, ‘tra tấn’ người dân

Cán bộ công an bị tố tát cô gái: tổ công tác mặc thường phục đến công ty kiểm tra gì?

Liên quan vụ cán bộ công an phường bị tố tát dân tại phường Dương Nội (quận Hà Đông), Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biếtđã chỉ đạo khẩn trương xác minh.

Cán bộ công an bị tố tát cô gái: tổ công tác mặc thường phục đến công ty kiểm tra gì?

Đình chỉ điều tra đối với cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh

Cựu tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bình Dương, cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh liên tục kêu oan trong vòng 7 năm kể từ khi bị khởi tố, tới nay bất ngờ bị thay đổi tội danh và đình chỉ điều tra bị can.

Đình chỉ điều tra đối với cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh

Bắt 2 nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt 3,2 tỉ đồng từ vay tiền qua app

Mã Quốc Tuấn và Phạm Thu Hồng bị bắt vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 136 khách hàng qua ứng dụng HD SAISON. Đáng chú ý, cả hai đã nhận tiền từ công ty nhưng chỉ giao cho khách 25%, còn lại để chiếm đoạt.

Bắt 2 nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt 3,2 tỉ đồng từ vay tiền qua app

Loạt vụ án sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả lớn điển hình được báo cáo Thủ tướng

Một loạt vụ án nghiêm trọng liên quan tới hàng giả, gian lận thương mại được đánh giá là lớn và điển hình gần đây đã được khởi tố.

Loạt vụ án sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả lớn điển hình được báo cáo Thủ tướng

Cần có cơ chế đặc thù để xử lý tài sản chưa hoàn thiện pháp lý

Đó là ý kiến của TS luật sư Phan Trung Hoài tại hội thảo góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự, chủ đề Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế do báo Pháp luật TP.HCM tổ chức, sáng 14-5.

Cần có cơ chế đặc thù để xử lý tài sản chưa hoàn thiện pháp lý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar