17/06/2018 09:39 GMT+7

Giải tỏa kênh rạch TP.HCM: Không đẩy dân ra đường

MAI HOA thực hiện
MAI HOA thực hiện

TTO - "Cho dù pháp lý của căn nhà của người dân đang ở là gì đi nữa thì khi di dời cũng phải bố trí cho người dân chỗ ở, không thể đẩy dân ra đường. Đây là chủ trương của TP" - phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến khẳng định.

Giải tỏa kênh rạch TP.HCM: Không đẩy dân ra đường - Ảnh 1.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến - Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Trần Vĩnh Tuyến trao đổi với Tuổi Trẻ về gần 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch sẽ phải giải tỏa di dời và chủ trương sẽ bố trí chỗ ở cho tất cả người dân:

- Hiện TP có 21.857 hộ đang sống trên và ven kênh rạch. Khi giải tỏa thì thu hồi đất gần như là con số 0 vì toàn bộ nhà đều nằm trên và ven kênh rạch, chủ yếu là lấy không gian hoặc làm đường sá chứ không thể bố trí lại làm nhà ở. Cho nên nguồn vốn bỏ ra để thực hiện việc này rất lớn. 

TP.HCM cố gắng sử dụng các quỹ đất khác để đấu giá lấy kinh phí, hoặc kêu gọi đầu tư theo hình thức BT nếu phù hợp, cố gắng đến năm 2020 giải quyết cơ bản được khoảng 50%.

* Việc này sẽ thực hiện ra sao, thưa ông?

- Chủ trương là tất cả sẽ được bố trí chỗ ở, không để bà con phải lo lắng. Tùy pháp lý từng trường hợp mà bà con có thể được bố trí tạm cư, mua trả góp, thuê, thuê mua... 

Việc này phải có sự nỗ lực chung, chính quyền chia sẻ với người dân, nhưng người dân cũng phải hiểu về tính pháp lý chứ không thể ai lấn chiếm cũng bố trí thì TP lo không nổi.

* Nhưng hiện trạng lấn chiếm bây giờ cũng có một phần nguyên nhân từ công tác quản lý nhiều năm trước cho tới nay?

- Đúng là công tác quản lý nhà nước phải chặt chẽ hơn. Không thể để tình trạng lấn chiếm rồi phải giải quyết hậu quả, "bỏ thì thương vương thì tội". 

Nếu xử nghiêm theo pháp luật, ai lấn chiếm sẽ xử lý và không giải quyết thì đơn giản nhưng như vậy thì rất tội dân, nên TP mới phải "ôm" vào. 

Cho nên phải giải quyết cho dứt dạt câu chuyện lịch sử. Từ giờ ai sai thì phải chịu trách nhiệm, lấn chiếm thì phải xử lý, trả lại đất, như vậy mới dứt điểm được.

Theo ông Phan Trường Sơn - trưởng phòng phát triển nhà, Sở Xây dựng TP.HCM, chủ trương mới đối với các hộ dân bị giải tỏa trên và ven kênh rạch TP.HCM là những người không đủ tiền để mua nhà ở thương mại hoặc không đủ điều kiện bồi thường và không còn nơi ở nào khác thì Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng nhà ở xã hội.

10.000 căn nhà ở xã hội sẽ được dành để tái định cư các đối tượng này, theo hình thức ưu tiên thuê, thuê mua hoặc mua các căn hộ này. Một nguồn nhà ở khác để đáp ứng là những căn hộ tái định cư đã xây dựng cho nhiều dự án trước đây nhưng chưa sử dụng hết.

TTO - Đây không còn là mơ ước: TP.HCM đã có chủ trương dành 10.000 căn nhà cho tất cả người dân bị giải tỏa nhưng không đủ điều kiện tái định cư.

MAI HOA thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa

Theo quyết định phân công nhiệm vụ của chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (mới) và các phó chủ tịch tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa và 2 phường Nha Trang, Phan Rang.

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và các giám đốc sở, ngành

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai mới gồm chủ tịch và 4 phó chủ tịch, 1 chánh văn phòng, 12 giám đốc và 1 phó giám đốc phụ trách, 2 trưởng ban.

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và các giám đốc sở, ngành

36 xã phường TP.HCM khu vực Bình Dương họp kỳ đầu tiên để 'vào việc ngay'

Ngày đầu tiên sau khi sáp nhập, các xã, phường TP.HCM khu vực Bình Dương cũ (gồm 36 xã, phường) đã 'vào việc ngay', tổ chức kỳ họp để thành lập các cơ quan chuyên môn, kiện toàn nhân sự.

36 xã phường TP.HCM khu vực Bình Dương họp kỳ đầu tiên để 'vào việc ngay'

Danh sách bí thư và chủ tịch 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh có diện tích lớn nhất nước

Danh sách các bí thư và chủ tịch xã, phường, đặc khu của tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ.

Danh sách bí thư và chủ tịch 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh có diện tích lớn nhất nước

Thủ tục phi địa giới mà Chủ tịch Nguyễn Văn Được yêu cầu TP.HCM hoàn thành là gì?

Những ngày qua, trong các cuộc khảo sát, làm việc với chính quyền 2 cấp ở TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Văn Được liên tục nhắc đến thủ tục hành chính phi địa giới. Thủ tục hành chính phi địa giới là gì?

Thủ tục phi địa giới mà Chủ tịch Nguyễn Văn Được yêu cầu TP.HCM hoàn thành là gì?

Xe chở gỗ lật đè chết thiếu niên: 2 người đi đường khác thoát chết trong gang tấc

Chiếc xe chở gỗ lật ngang đè chết một thiếu niên đang đi bộ trên quốc lộ 1, hai người đi đường khác thoát chết trong gang tấc.

Xe chở gỗ lật đè chết thiếu niên: 2 người đi đường khác thoát chết trong gang tấc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar