22/02/2012 06:23 GMT+7

Giải tỏa giao thông hay bảo tồn di sản?

Ông Nguyễn Đăng Trường(phó giám đốc Ban đầu tư và xây dựng giao thông thuộc Sở GT-VT Thừa Thiên - Huế)
Ông Nguyễn Đăng Trường(phó giám đốc Ban đầu tư và xây dựng giao thông thuộc Sở GT-VT Thừa Thiên - Huế)

TT - Gần như còn nguyên vẹn sau khoảng 200 năm tồn tại, hai chiếc cầu cổ Vĩnh Lợi và cầu Kho (bắc qua sông Ngự Hà*) thuộc di tích kinh thành Huế đang chuẩn bị “được” tháo dỡ để mở rộng nhằm giải tỏa ách tắc giao thông.

Phóng to

Cầu Kho bắc qua sông Ngự Hà hiện nay - Ảnh: THÁI LỘC

Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện

Chủ trương này đã nhận được sự thống nhất bằng văn bản của nhiều cơ quan chức năng, tuy nhiên đã có nhiều ý kiến không đồng tình cách giải quyết bài toán giao thông khu vực kinh thành Huế (thường gọi là Thành nội) theo cách làm này, vì xâm hại đến di tích đặc biệt của quốc gia.

Xây thêm cầu mới vào cầu cổ

Ông Nguyễn Đăng Trường, phó giám đốc Ban đầu tư và xây dựng giao thông (thuộc Sở GT-VT Thừa Thiên - Huế - một trong hai đơn vị được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giao nghiên cứu việc nâng cấp, mở rộng cầu), cho biết đơn vị này đã hoàn thành phương án mở rộng hai cầu, và đang gửi xin ý kiến 12 chuyên gia và nhà nghiên cứu tại Huế, Bộ VH-TT&DL và các cơ quan hữu quan khác.

Phương án đơn vị này chọn là phá bỏ lan can đá hiện nay để xây thêm hai bên cầu cũ hai mảng bêtông và gạch, biến cầu cũ thành cái lõi để mở cầu rộng ra 10m. Phương án này được thuyết minh: “giải pháp tối ưu hơn cả là mở rộng cầu cũ hiện có ra hai bên, trên nguyên tắc bảo tồn tối đa cầu cũ hiện có và làm mới phải có kiến trúc phù hợp với cầu cũ đã tồn tại hàng trăm năm”. Ông Trường nói: “Nếu xây thêm cầu mới thì số lượng cầu qua sông Ngự Hà sẽ nhiều hơn, càng phá đi tổng thể của di tích”.

"Di tích thì ai cũng muốn bảo tồn, nhưng bây giờ muốn phát triển mà mấy vạn dân Thành nội đi lại đường sá ách tắc hết"

Ông Phan Văn Tuấn - phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (đơn vị thứ hai được giao nhiệm vụ) - thông tin thêm việc mở rộng cầu chỉ là một trong năm phương án ông đưa ra tại cuộc họp có đại diện các sở ngành để cùng bàn bạc, nghiên cứu. Bốn phương án khác chính là: tìm cách giãn dân trong kinh thành, khai thông các tuyến đường và cửa trong khu vực, nghiên cứu xây thêm cầu mới và phân luồng giao thông hợp lý.

Ông nói: “Trung tâm vẫn đồng tình với chủ trương của tỉnh tìm giải pháp giải quyết vấn đề giao thông. Song phải chọn giải pháp tối ưu đảm bảo hài hòa các yếu tố gốc, các mối quan hệ. Trong thứ tự ưu tiên thì phương án mở rộng cầu chúng tôi vẫn đặt cuối cùng. Việc mở rộng cầu đương nhiên có tác động đến di tích, nhưng mà phải (tính toán để) giảm thiểu sự tác động. Công bằng mà nói để đảm bảo yếu tố gốc thì hiện nay nó (các cầu) đã không hàm chứa được nội dung đó rồi, đã bị trải thảm nhựa, trên cầu cũng mang hệ thống ống nước, cáp điện, hệ thống cáp truyền hình...”.

Phá hỏng di tích kinh thành Huế

"Sao lại chọn giảm ùn tắc giao thông bằng cách phá hỏng di tích?"

Nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng - nguyên trưởng phòng nghiên cứu Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, là một trong những người được mời tham gia ý kiến về dự án mở rộng hai cầu - cho rằng bảo tồn thì phải giữ nguyên trạng chứ xây mới hai bên cầu cũ mà nói là bảo tồn thì nghịch lý quá. Bởi khi hình hài chiếc cầu đã biến dạng thì coi như triệt tiêu luôn di sản.

Theo ông Ứng, toàn bộ các hạng mục thuộc kinh thành Huế là một thể thống nhất, theo một tỉ lệ hài hòa. Nếu đã mở rộng cầu thì phải mở rộng đường, mở rộng các cổng thành; và lúc đó di tích sẽ biến dạng hoàn toàn. “Lẽ ra khi đã là di tích đặc biệt của quốc gia và di sản thế giới thì việc chống ùn tắc giao thông trong kinh thành Huế phải bằng biện pháp giảm mật độ dân cư và hạn chế những phương tiện giao thông không thật cần thiết. Sao lại chọn giảm ùn tắc giao thông bằng cách phá hỏng di tích?”, ông Ứng nói.

GS.TS Hoàng Đạo Kính cho rằng những cây cầu cổ này chính là một thành tựu về kỹ thuật - nghệ thuật xây dựng truyền thống của người Việt, nó rất hiếm và đang là di sản quý giá duy nhất còn tồn tại ở Huế. “Nếu chưa bức bách lắm thì đừng nên làm, và cho dù có bức bách để phục vụ giao thông đi nữa thì giải pháp kém nhất cũng chỉ có thể là xây thêm cầu mới và tính toán làm sao đừng để ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích. Nếu làm theo cách mà ngành giao thông chọn thì còn gì là di sản nữa”, ông Kính nói.

Phóng to
Cầu Kho bắc qua sông Ngự Hà hiện nay - Ảnh: Thái Lộc
Phóng to
Phối cảnh cầu Kho mới mở rộng trên nền cầu cũ, do Công ty CP tư vấn thiết kế giao thông Thừa Thiên - Huế thiết kế. Ảnh: Ban đầu tư - xây dựng Thừa Thiên - Huế cung cấp

Nhiều ý kiến khác cho rằng thực trạng giao thông khu vực Thành nội Huế không đến nỗi bức bách để có thể đánh đổi cả di sản như vậy. Cùng bắc ngang sông Ngự Hà trong kinh thành hiện có năm cầu. Trên thực tế ba cầu Tây Thành Thủy Quan, Khánh Ninh, Đông Thành Thủy Quan (Lương Y) luôn rất vắng, gần như không hề kẹt xe kể cả trong giờ cao điểm. Tại hai cầu Vĩnh Lợi và cầu Kho, tình trạng kẹt xe chỉ thỉnh thoảng xảy ra, và mỗi lần không quá 20-30 phút. Mỗi khi kẹt xe, các phương tiện tự điều chỉnh bằng cách di chuyển sang các cầu lân cận gần đó. Người dân sống lân cận hai cầu cũng nói việc kẹt xe thường là do hai xe hơi cùng đối đầu trên cầu không ai chịu nhường ai, cho nên chỉ cần phân luồng đối với xe hơi là được.

Ông Nguyễn Đăng Trường(phó giám đốc Ban đầu tư và xây dựng giao thông thuộc Sở GT-VT Thừa Thiên - Huế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Trong mùa hè rực nắng, nhiều người lựa chọn bãi biển là nơi để xả căng thẳng sau những giây phút làm việc cật lực. Cụm từ 'beach read' nổi lên trong giới xuất bản Anh và Mỹ, mô tả một thể loại sách đọc để thư giãn trong kỳ nghỉ.

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

'Có lẽ ai cũng từng trải qua khoảnh khắc muốn ăn thêm một thanh sô cô la hay muốn một cuốn sách, bộ phim hoặc trò chơi thú vị nào đó kéo dài mãi mãi. Thời khắc đó chính là khi cán cân lạc thú - nỗi đau trong não đang nghiêng về phía nỗi đau'.

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Sau 11 năm người con Hà Nội Nguyễn Như Đức (Đức Bẹt) phiêu bạt tới Hội An, làm đủ nghề mưu sinh để nuôi đam mê hội họa, bất ngờ ‘‘mang mẹ về đất mẹ’ bằng triển lãm ‘Đất Mẹ’.

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, đăng lại tư liệu về bài báo cũ nhắc đến việc Lệ Thủy đã từng đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai nữ phụ. Điều đó chứng tỏ, trên sàn diễn vai lớn nhỏ không là yếu tố quyết định tất cả.

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ

Diễn viên Hong Kong Châu Thông qua đời ở tuổi 92 vì viêm phổi

Ngày 4-7, cựu diễn viên TVB Châu Thông - người thường thủ vai người ông hiền lành trong nhiều phim nổi tiếng - qua đời vì viêm phổi, hưởng thọ 92 tuổi.

Diễn viên Hong Kong Châu Thông qua đời ở tuổi 92 vì viêm phổi

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long

Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long sẽ có ba đêm diễn phục vụ miễn phí cho khán giả tại Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, khu du lịch Bửu Long (Đồng Nai). Nghệ sĩ Thoại Mỹ sẽ hát tăng cường trong vở Tân mai trắng se duyên.

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar