23/12/2020 15:41 GMT+7

Giải pháp nào cho phát triển năng lượng bền vững?

T.D.V - TRỌNG THẮNG
T.D.V - TRỌNG THẮNG

Ngày 22-12-2020 tại Hà Nội, Vụ Dầu khí và Than - Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình 'Diễn đàn An ninh năng lượng cho phát triển bền vững'.

Diễn đàn nhằm thực hiện triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.

Chương trình có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank); Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans); Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).

Giải pháp nào cho phát triển năng lượng bền vững? - Ảnh 1.

Diễn đàn có sự tham dự của Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương; PGS.TS Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế; TS. Mai Duy Thiện - Tổng biên tập Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam; Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương; Bà Ngô Thúy Quỳnh - Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương; Ông Hoàng Văn Tâm - Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam; Ông Nguyễn Huy Vượng - Trưởng ban Điện Tập đoàn, Tập đoàn dầu khí Việt Nam; Ông Hà Đăng Sơn - Phó Giám đốc Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (USAID V-LEEP) và hơn 300 đại biểu là đại diện đến từ các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến Địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các chuyên gia kinh tế, các tổ chức quốc tế và các cơ quan báo chí truyền thông.

Giải pháp nào cho phát triển năng lượng bền vững? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học-công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại...

TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, chủ đề của Diễn đàn hôm nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất cao, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 55 ngày 11-2-2019 của Bộ Chính trị về "Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và tiếp tục xác định quan điểm "phát triển nhanh và bền vững" với mục tiêu đến năm năm 2030, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao như đã nêu tại dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Chia sẻ thêm về định hướng phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam trong thời gian tới, bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11-2-2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam trong thời gian tới: Tập trung phát triển ngành công nghiệp khí; ưu tiên phát triển điện khí; đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG); Đảm bảo đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) khoảng 8 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỉ m3 vào năm 2045.

Giải pháp nào cho phát triển năng lượng bền vững? - Ảnh 3.

Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương).

Để phát triển bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, không thể không nhắc đến giải pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.

Ông Hoàng Văn Tâm - Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh cho biết, tiết kiệm năng lượng (TKNL) không đem lại lợi ích kinh tế tức thời như các hoạt động đầu tư khác, nhưng đem lại lợi ích kép về giảm phát thải khí nhà kính, tạo việc làm, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn và nhập khẩu năng lượng và có thể đáp ứng 7 mục tiêu phát triển bền vững (7, 8, 9, 11, 13, 16, 17) phục vụ đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Kết luận tại Diễn đàn, ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than khẳng định, những ý kiến từ phía các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước giúp các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh hơn và có những giải pháp hiệu quả hơn, đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển bền vững.

T.D.V - TRỌNG THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân đã đến phúng viếng, chia buồn và dự lễ tang của bà Tô Thị Lành.

Lời cảm tạ

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết sản lượng điện lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 của công ty là 590 triệu kWh, đạt 22,4% kế hoạch năm.

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 19-5

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực tài chính mới cho Đại học Columbia - một trong những trường đại học có tỉ lệ sinh viên quốc tế cao nhất nước Mỹ.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

Một bản thảo từng được xem là bản sao của Magna Carta đã được xác nhận là bản gốc hiếm có từ năm 1300, hiện thuộc sở hữu của Trường Luật Đại học Harvard.

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình

Hướng đến chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm phát triển thương hiệu, tháng 5-2025 - tại Hội nghị Khách hàng Toàn quốc 2025, Công ty CP Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) đã kích hoạt “Kỷ nguyên xanh”.

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar