06/10/2015 09:04 GMT+7

Giải Nobel Y khoa: Tôn vinh người tiên phong điều trị bệnh ký sinh

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Hai khám phá phương pháp trị sự lây nhiễm giun tròn và khám phá phương pháp điều trị sốt rét vừa đoạt giải Nobel Y khoa "giúp con người có giải pháp mạnh mẽ và đột phá chống lại những căn bệnh".

Từ trái qua: Ông William C. Campbell, Ông Satoshi Omura và Bà Tu Youyou - Ảnh: Reuters

Tại buổi công bố giải Nobel y khoa 2015 vào 4g30 chiều 5-10 (giờ Việt Nam), hội đồng trao giải Viện Karolinska của Thụy Điển chia đều giải thưởng cho hai khám phá phương pháp trị sự lây nhiễm giun tròn và khám phá phương pháp điều trị sốt rét.

“Hai khám phá trên giúp con người có được giải pháp mạnh mẽ và đột phá chống lại những căn bệnh đang ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người mỗi năm - hội đồng trao giải nhận định - Những người đoạt giải Nobel năm nay đã cách mạng hóa phương pháp điều trị một số trong những căn bệnh ký sinh tàn khốc nhất”. Giải thưởng dành cho những người đoạt giải là khoảng 960.000 USD.

Không thể đo đếm được

“Các bệnh gây ra do các loài ký sinh là tai họa của loài người trong hàng ngàn năm qua và vẫn đang là một vấn đề lớn của y khoa toàn cầu” - tuyên bố của hội đồng khi trao một nửa giải thưởng cho hai nhà khoa học William C. Campbell and Satoshi Omura.

Từ nghiên cứu vi khuẩn đất trồng, nhà khoa học Ireland Campbell và nhà khoa học Nhật Bản Omura đã sáng chế loại thuốc mới là Avermectin giúp trị hiệu quả bệnh mù sông do giun chỉ và bệnh giun chỉ bạch huyết, còn gọi là bệnh phù chân voi, cũng như các bệnh ký sinh khác.

Trước đó, thuốc trị các loại bệnh ký sinh thường có tác dụng phụ nguy hiểm nhưng không mấy hiệu quả.

Nữ khoa học gia Trung Quốc Tu Youyou nhận một nửa giải thưởng còn lại nhờ công trình nghiên cứu thảo dược truyền thống để trị bệnh sốt rét. Bà Tu là người khám phá Artemisinin, loại thuốc giúp giảm tỉ lệ tử vong ở những người mắc bệnh sốt rét, một căn bệnh gây ra do ký sinh trùng.

Trước đó, bất chấp các tiến bộ trong việc điều trị bệnh sốt rét, hơn nửa triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em ở những khu vực kém phát triển của châu Phi. 3,4 tỉ người, tương đương một nửa dân số Trái đất, có nguy cơ bị sốt rét.

“Bây giờ chúng ta đã có các loại thuốc tiêu diệt những ký sinh này từ rất sớm trong vòng đời của chúng - Reuters dẫn lời bà Juleen Zierath, chủ tịch hội đồng trao giải Nobel năm nay, nói - Chúng không chỉ diệt ký sinh mà còn ngăn chúng lây lan”. Hội đồng cho rằng tác động của những khám phá này trong việc cải thiện sức khỏe con người là “không thể đo đếm được”.

Y học cổ truyền và phụ nữ

Khám phá của nữ khoa học gia Trung Quốc thu hút nhiều sự chú ý khi tập trung vào các loại dược thảo truyền thống để điều trị bệnh sốt rét. Theo tuyên bố của hội đồng trao giải, bà Tu nhận thấy chiết xuất từ cây Artemisia annua, cây thanh hao hoa vàng, có khả năng chống sốt rét nhưng không ổn định.

Bà tiếp tục nghiên cứu, tham khảo các văn học cổ và khám phá phương pháp chiết xuất được thành phần chống sốt rét hiệu quả từ loại cây này. Thành phần được gọi là Artemisinin này có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ngay từ giai đoạn đầu.

“Artemisinin là một loại thuốc mới nhưng cũng đã có từ lâu, từ một loại cây chủ yếu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nhưng nó đã thay đổi cách điều trị sốt rét” - tờ Guardian nhận định. Bà Tu là người Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Nobel y khoa.

Tờ Dagens Nyheter của Thụy Điển dự báo các nhà trao giải Nobel năm nay sẽ cân nhắc sự chênh lệch giới tính của những nhà khoa học đoạt giải, do những năm qua đa số người đoạt giải là nam giới. “Hội đồng Nobel năm nay do phụ nữ đứng đầu và số nữ ứng viên được dự đoán đoạt giải cũng cao bất thường” - tờ báo nhận định.

Tờ Dagens Nyheter cũng dự đoán nhà khoa học nữ người Mỹ Deborah Jin sẽ được trao giải Nobel vật lý nhờ công trình nghiên cứu ứng dụng những loại khí siêu lạnh.

Đài phát thanh Thụy Điển dự đoán nhà thiên văn học Mỹ Vera Rubin, người tiên phong trong nghiên cứu tỉ lệ vòng xoay Ngân hà, sẽ giành giải này.

Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng được dự đoán là ứng viên sáng giá cho giải Nobel hòa bình năm nay.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar