08/10/2014 17:17 GMT+7

Nobel Hóa học 2014 tôn vinh kính hiển vi huỳnh quang

VIỆT PHƯƠNG
VIỆT PHƯƠNG

TTO - Ngày 8-10, Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel Hóa học 2014 cho 3 nhà khoa học với công trình phát triển kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải.

Ảnh ba nhà khoa học Eric, Stefan, William trên màn hình trong buổi công bố giải Nobel Hóa học 2014. Ảnh: Reuters

Vinh danh Eric Betzig, Stefan W. Hell và William E. Moerner 

Ba nhà khoa học Eric Betzig, Stefan W. Hell và William E. Moerner được trao giải Nobel Hóa học năm nay vì đã giúp kính hiển vi quang học đặt chân vào thế giới nano. 

Nhà khoa học Eric Betzig là công dân Mỹ, sinh năm 1960 tại Miami. Ông có bằng tiến sĩ năm 1988 tại trường đại học Cornell. 

Nhà khoa học Ste Stefan W. Hell mang quốc tịch Đức, sinh năm 1962 tại Romania. Ông có bằng tiến sĩ năm 1990 tại trường đại học Heidelberg. 

Còn nhà khoa học William E. Moerner là công dân Mỹ, sinh năm 1953 tại California, Mỹ. Ông có bằng tiến sĩ năm 1982 tại trường đại học Cornell.

Kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải 

Đã từ lâu, kính hiển vi quang học có khá nhiều hạn chế vì không bao giờ cho ra hình ảnh độ phân giải tốt hơn một nửa bước sóng ánh sáng. 

Trước đây, chưa bao giờ các nhà khoa học có thể nghiên cứu tế bào sống trong những chi tiết phân tử nhỏ bé nhất. Vào năm 1873, chuyên gia kính hiển vi Ernst Abbe đưa ra giới hạn vật lý về độ phân giải tối đa của kính hiển vi quang học truyền thống: đó là nó không bao giờ có thể nhìn thấy rõ hơn 0,2 micromet.  

Với sự trợ giúp của các phân tử huỳnh quang, những nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2014 khéo léo vượt qua được những giới hạn này.

Thông qua kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải này (hay còn gọi là kính hiển vi nano), các nhà khoa học hình dung được quá trình mà các phân tử đơn lẻ bên trong các tế bào sống.

Họ có thể thấy được cách mà các phân tử tạo ra các khớp thần kinh giữa những tế bào thần kinh bên trong não.

Họ cũng có thể theo dõi được protein liên quan đến các bệnh như Parkinson, Alzheimer và Huntington khi chúng kết hợp lại, họ có thể lần theo các protein đơn lẻ trong trứng thụ tinh khi phân chia thành phôi thai.   

Ngày nay, kính hiển vi nano được sử dụng rộng rãi trên thế giới và những kiến thức mới đem lại lợi ích tuyệt vời nhất cho nhân loại được phát hiện ra hàng ngày. 

VIỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar