30/08/2017 11:23 GMT+7

Giải mã trận bão lạ lùng mang tên Harvey

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TTO - Tại sao bão Harvey tăng cấp quá nhanh? Tại sao nó dừng lại ở Houston? Tại sao nó gây ra lượng mưa quá lớn? Lời giải thích của trang Scientific American.

Bà chủ nhà ở TP Fulton, bang Texas tìm kiếm những món đồ còn dùng được trong ngôi nhà của mình bị bão Harvey đánh sập - Ảnh: REUTERS

Bão Harvey đã nhấn chìm khu vực đông nam bang Texas dưới hàng mét nước sau nhiều ngày mưa như trút. Các chuyên gia nhận xét cơn bão này dừng lại ở một chỗ lâu hơn bất cứ cơn bão nhiệt đới nào trước đây.

Nhà khí tượng học Jeff Masters giải thích một số yếu tố bất thường của bão Harvey:

1. Tại sao bão Harvey tăng từ cấp 1 lên 4 quá nhanh?

Thứ Tư tuần trước (23-8), Harvey chỉ là một vùng áp thấp nhiệt đới, nhưng chỉ qua một đêm nó nhanh chóng hình thành mắt bão. Đây là một tốc độ rất nhanh.

Đến thứ Sáu, nó tiếp tục tăng từ bão cấp 1 lên cấp 4 (thang bão của Mỹ). Điều này xảy ra vì Harvey đi qua một khu vực biển cực kỳ ấm. Nhiệt độ tại đây cao hơn từ 1-2 độ F (thang do nhiệt độ của Mỹ) so với nước Vịnh Mexico xung quanh, vốn cũng đã cao hơn trung bình 1-2 độ F.

Nước càng ấm, năng lượng nó truyền cho một cơn bão càng lớn. Siêu bão Katrina, từng tàn phá thành phố New Orleans năm 2005, cũng tăng lên cấp 4 theo cùng cách đó, vì nó đi qua một vùng nước ấm trên Vịnh Mexico.

2. Tại sao Harvey neo lại ở Texas?

Các cơn bão là những cấu trúc xoắn ốc với gió thổi ngược chiều kim đồng hồ, nhưng bản thân đường đi của chúng bị điều khiển bởi các luồng gió lớn hơn trong bầu khí quyển.

Trong trường hợp Harvey, một hệ thống áp suất cao ở đông nam nước Mỹ đẩy nó đi về một hướng, nhưng một hệ thống áp suất cao khác ở tây nam lại đẩy nó theo hướng ngược lại.

“Cả hai hệ thống đều có cùng sức mạnh và tiêu trừ lẫn nhau, kết quả khiến Harvey đứng yên một chỗ. Việc hai vùng cao áp có cùng sức mạnh xuất hiện ở hai đầu một cơn bão là điều hiếm thấy” - chuyên gia Masters nhận xét.

3. Harvey có thể di chuyển ngược ra Vịnh Mexico?

Vùng cao áp ở đông nam Mỹ đẩy Harvey về phía tây, nhưng vùng cao áp ở tây nam đẩy nó về phía đông. Vào một lúc nào đó, một trong hai vùng cao áp sẽ thắng bên còn lại. Do đó, Harvey có thể quay ngược ra biển, cũng là nơi nó xuất phát.

Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Mỹ cho biết điều này có thể xảy ra vào cuối tuần này.

4. Tại sao Harvey gây mưa nhiều khi không còn trên biển?

Thông thường, một cơn bão hút hơi ẩm từ đại dương rồi trút mưa xuống đất trong phạm vi ảnh hưởng của nó.

Tuy nhiên, Harvey trút nhiều nước trên khắp khu vực đông nam Texas đến mức nó có thể hút trở lại lượng nước này, rồi cứ thế lại trút mưa xuống.

Khu vực ngập nước rộng lớn đến mức có thể xem nó như một phần của đại dương, cung cấp hơi ẩm cho bão Harvey.

“Anh chỉ cần khoảng 50% diện tích đất ngập lụt để điều này xảy ra. Rõ ràng ở Texas chúng ta có nhiều hơn thế” - ông Masters giải thích.

5. Harvey có thể ở yên đó như một cỗ máy tạo mưa?

Ông Master nhìn nhận rằng các nhà khí tượng học không thể trả lời câu hỏi này. “Nếu nó cứ ở yên đó, liệu nó có thể duy trì trong một thời gian dài? Đó là một câu hỏi lý thuyết thú vị, nhưng chúng tôi thật sự là không biết”.

Đến ngày 29-8, trời vẫn vần vũ mây đen dọa mưa do bão Harvey gây ra - Ảnh: REUTERS

6. Tại sao Harvey gây mưa nhiều hơn về đêm?

Hiện tượng này khá phổ biến đối với các cơn bão lớn: suy yếu vào ban ngày và mạnh hơn về đêm.

“Ban đêm, vùng không khí trên cao giảm nhiệt độ gây ra sự mất ổn định. Nó làm gia tăng luồng không khí theo hướng lên trên trong hệ thống bão, hút thêm hơi ẩm từ bề mặt biển hoặc đất ngập nước” - ông Masters giải thích.

7. Tại sao Harvey khiến khu vực ven bờ ngập nặng dù mực nước biển dâng không cao?

Đây cũng là một điều khá lạ. Mực nước biển dâng thường là một khía cạnh nguy hiểm của hệ thống bão nhiệt đới.

Nước biển dâng trong cơn bão Katrina hồi năm 2005 đã nhấn chìm thành phố New Orleans, bão Sandy thì làm ngập thành phố New York và New Jersey…

Nước biển không dâng cao như vậy trong trường hợp bão Harvey, nhưng nước vẫn nhấn chìm nhiều khu vực của bờ biển Texas. Chuyên gia Masters gọi đây là “lũ kết hợp”.

Với lượng mưa quá lớn, các con sông trong đất liền tràn bờ và chảy về phía biển, trong lúc đó nước biển dâng cũng tràn vào trong đất liền. Hai dòng nước này gặp nhau ven bờ và khiến nước dâng lên đồng thời.

Địa hình và độ cao ở mỗi khu vực có thể khiến “lũ kết hợp” trở nên tồi tệ hơn. “Chẳng hạn ở Galveston, biển chỉ dâng khoảng 0,91m nhưng thực tế nước dâng đến 2,74m” - chuyên gia Masters dẫn chứng.

MINH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Khi chạy thử nghiệm, tàu chạy bằng amoniac nguyên chất thải ra CO2 gần như bằng 0, đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng oxit nitơ (NO) phát thải.

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tỉnh Lạng Sơn chính thức đón bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và gia nhập mạng lưới 229 công viên thuộc 50 quốc gia.

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Nếu tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' 2024 YR4 đụng trúng Mặt trăng vào 7 năm nữa, các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh đang quay quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm giúp xác định những phụ nữ có nguy cơ sẩy thai cao, mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhằm ngăn ngừa sự cố thương tâm này.

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar