24/05/2018 14:48 GMT+7

‘Giải mã’ tiếng hú của tinh tinh

TƯỜNG HÂN
TƯỜNG HÂN

TTO - Chọn tiếng hú làm đối tượng nghiên cứu, nhóm nhà khoa học ở Đức vừa tìm ra ý nghĩa giao tiếp tối thiểu giữa bầy tinh tinh (chimpanzee).

Tiếng hú của trong các ngữ cảnh - Nguồn: DAILYMAIL

Những nghiên cứu trước đây từng đặt vấn đề rằng động vật có những tiếng kêu cảnh báo khác nhau đối với những kẻ thù khác nhau trong tự nhiên. Tuy nhiên rất ít nghiên cứu cho thấy điều gì khiến tiếng gọi của chúng thay đổi trong các tình huống khẩn cấp.

Theo hướng nghiên cứu đó, Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck (Đức) đã khảo sát nhiều tiếng kêu khác nhau của tinh tinh.

"Chúng tôi khảo sát trên phát âm ‘hoo’ khi tinh tinh truyền thông tĩnh và nhận ra tinh tinh có ít nhất ba biến thể khác nhau xung quanh âm ‘hoo’ gắn với ba ngữ cảnh: cảnh báo, di chuyển và nghỉ ngơi", TS. Catherine Crockford - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Để liên kết bầy đàn, tinh tinh nhận tín hiệu (tiếng kêu) sẽ phản hồi khác nhau tùy hoàn cảnh. Khi tiếng ‘hoo’ truyền thông điệp nghỉ ngơi, bầy tinh tinh sẽ tụ tập gần khu vực con tinh tinh ra hiệu.

‘Giải mã’ tiếng hú của tinh tinh - Ảnh 2.

Trong môi trường hạn chế tầm nhìn, tinh tinh sống theo bầy đàn và tiến hóa tiếng kêu - Ảnh: GETTY IMAGES

Khi có tín hiệu di chuyển, bầy đàn phải tiếp cận con tinh tinh ra hiệu và khi có tín hiệu cảnh báo, bầy đàn cũng tiếp cận nhưng thật chậm.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng trong sự tiến hóa ngôn ngữ là điều gì khiến tiếng kêu động vật đa dạng và mã hóa một số thông tin khác nhau.

"Một tác nhân khiến giọng nói của loài tiến hóa có lẽ ở nhu cầu hợp tác", TS. Catherine nói thêm. "Trong môi trường sống bị hạn chế thị giác (rừng rậm) hoặc bị chia cắt giao tiếp âm thanh, tinh tinh tỏ ra không mạnh dạn duy trì sự kết nối.

Vì vậy, việc mã hóa thông tin ngữ cảnh trong những tiếng ‘hoo’ tĩnh có thể tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các cá thể, tạo điều kiện tiến hóa giọng nói, mỗi tiếng kêu thông báo cho đồng loại để phản ứng cho phù hợp".

‘Giải mã’ tiếng hú của tinh tinh - Ảnh 3.

Tiếng hú tĩnh của tinh tinh đã được các nhà khoa học phân tích - Ảnh: phys.org

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy trong quá trình sinh sản, tiếng kêu của tinh tinh có khơi gợi nhẹ về sắc thái cảm xúc. Tuy nhiên không giống hầu hết động vật, các đặc tính âm thanh khác nhau của tinh tinh khó giải thích bằng trạng thái cảm xúc.

TTO - Các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết loài khỉ lùn Tarsier của Philippines (tên khoa học Tarsius syrichta) có thể giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng sóng siêu âm như loài dơi.

TƯỜNG HÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar